Đời người có 4 nấc thang: bước qua hết cuộc đời viên mãn, nhưng đại đa số đều mắc kẹt ở nấc thứ 2

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn đang loay hoay ở nấc thứ 2, hãy cố gắng thêm 1 chút nữa nhé. Bước qua nấc này mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.

4 nấc thang quan trọng của đời người

Nấc thang đầu tiên: Trở thành “bản sao” của người khác

Đây chính là giai đoạn đầu đời của mỗi con người. Để bắt đầu chuyến hành trình đến với thế giới này, chúng ta được tạo hóa sinh ra là hình hài của một em bé sơ sinh và ai cũng biết đến bản năng của mỗi đứa trẻ đó chính là bắt chước.

Khi còn thơ ấu, cách chúng ta học là quan sát và bắt chước người khác từ kỹ năng thể chất đến xã hội. Trước tiên, chúng ta bắt chước việc đi lại và nói năng rồi phát triển thêm các tính cách của bản thân, kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ xã hội thông qua việc quan sát và bắt chước những người xung quanh mình. Cuối cùng, vào giai đoạn cuối của tuổi thơ ấu, chúng ta học cách thích nghi với văn hóa và xử sự đúng mực theo các nguyên tắc và quy định của cuộc sống.

Dạy chúng ta cách tồn tại cũng như có thể tự chủ và tự chăm sóc được bản thân mình chính là mục tiêu của giai đoạn thứ nhất.

Trong suốt giai đoạn này, những người đã trưởng thành sẽ được coi là “hình mẫu” để chúng ta – những đứa trẻ noi theo và học cách lớn lên, có thể độc lập và tự ra quyết định. Thế nhưng, đâu phải tất cả những “hình mẫu” xung quanh đều là tốt đẹp. Thay vì ủng hộ chúng ta, họ đàn áp chúng ta vì sự cá nhân hóa đó. Kết quả là chúng ta sẽ không bao giờ học được cách làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống mà sẽ vĩnh viễn tồn tại và bắt chước theo những hành động của mọi người xung quanh để tránh bị đánh giá. Vì vậy, có nhiều người bị kẹt trong giai đoạn 1, mãi mãi trở thành “bản sao” và phải cố gắng hòa nhập để giống với người khác.

Nấc thang đầu tiên luôn là giai đoạn để chúng ta học cách tự chủ, phải luôn ý thức được những tiêu chuẩn và kì vọng của người khác cũng như cần phải phát triển được khả năng hành động do mình và vì mình. Tư duy độc lập và các giá trị của bản thân chính là điều ta gặt hái được khi bước qua thành công.

Nấc thang thứ hai: Đi tìm chính mình

Không còn bàn cãi thêm gì nữa, nấc thang tiếp theo mà chúng ta cần vượt qua chính là tự khám phá bản thân để biết được điều gì khiến chúng ta trở nên khác biệt. Giai đoạn này bắt đầu đòi hỏi việc tự ra quyết định, dám thử thách bản thân và thấu hiểu tâm can chính mình để nhận ra được sự độc đáo.

262b9d83e8fa59e2483b25fe6a96f09ed0364ab7

Đây là giai đoạn của trải nghiệm. Một số có thể thành công, một số có thể thất bại. Mục đích là để chúng ta chọn lấy cái nào đúng đắn và tiếp tục hành động. Chẳng hạn như: thử đến một nơi ở mới lạ, giao lưu với nhiều hạng người, thử tất cả các loại đồ ăn, thức uống mới… Những hành động, thử thách điên rồ nhất đều thuộc giai đoạn này và mỗi người sẽ có những trải nghiệm riêng biệt vì chẳng ai giống ai cả.

Biết được những giới hạn của bản thân rất quan trọng vì chúng ta phải nhận ra chân lý rằng thời gian của mình trên Trái Đất này không có nhiều và vì vậy nên đầu tư nó vào những thứ có ý nghĩa nhất. Điều này có nghĩa là nhận ra rằng cho dù có khả năng làm được điều gì đó, không có nghĩa là nên làm nó. Nhận ra rằng chúng ta rất thích một người nhưng không có nghĩa là chúng ta nên ở bên họ mãi mãi hay mọi thứ trên đời này đều có giá của nó và ta không thể có tất cả.

Một vài người tự cho mình cái quyền từ chối nhận lỗi lầm, tự “ảo tưởng sức mạnh” và đánh giá khả năng của mình là vô biên. Họ nghĩ rằng, cuộc sống của họ không ngừng phát triển trong khi mọi người đều thấy rất rõ ràng là họ chỉ đang giậm chân tại chỗ. Đây sẽ là những người bị mắc kẹt ở giai đoạn này.

Rồi một lúc nào đó, chúng ta đều phải thừa nhận chân lý: cuộc đời này rất ngắn ngủi, nhiều ước mơ của ta đều không thể thành hiện thực, và vì vậy chúng ta nên cẩn thận lựa chọn những gì có thể làm tốt nhất và toàn tâm toàn ý với nó đừng để bản thân mang trong mình “Hội chứng Peter Pan” – những kẻ lông bông cả đời, luôn luôn đi tìm bản ngã, nhưng không tìm thấy thứ gì.

Nấc thang thứ ba: Tập trung hết sức xây dựng lâu đài cuộc đời

Giai đoạn 3 là thời điểm đẹp nhất cho chúng ta ghi dấu lên thế giới này. Đây là khoảng thời gian chúng ta đã biết đến những giới hạn và sở trường, sở đoản của mình. Nó thường bắt đầu khi con người ta bước vào tuổi 30 và chỉ kết thúc khi người ta đến tuổi nghỉ hưu.

Chúng ta đã chia tay những người bạn chỉ biết kìm kẹp hay tạm biệt những trò chơi vô bổ, lãng phí thời gian cũng như đã giã từ những giấc mơ ngày xưa mà chắc chắn không thể sớm thành hiện thực. Giờ đến lúc chúng ta cần tối đa hóa khả năng của mình trong cuộc đời này và thay đổi thế giới khác đi một chút nhờ vào sự góp mặt của mình. Giai đoạn 3 cho phép bản thân tạo nên giá trị riêng của bản thân và kết thúc khi chúng ta có thể trả lời đầy đủ hai câu hỏi: những thành tựu của bản thân có sức ảnh hưởng chưa và đã muốn dừng lại nghỉ ngơi chưa.

Nhiều người cũng dễ bị mắc kẹt lại ở nấc thang này vì vẫn mải mê theo đuổi tất cả mơ ước của mình mà không biết cách buông bỏ. Họ ham muốn rất nhiều vì thế cũng khao khát phấn đấu đến tận khi về già. Mọi người kẹt ở giai đoạn 3 bởi vì họ cảm thấy như thế họ chưa tạo ra đủ ảnh hưởng có ích lên thế giới này, rằng lẽ ra mình có thể tạo ra nhiều thay đổi tích cực hơn trong lĩnh vực mà mình đã chọn lựa. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.

Nấc thang thứ tư: Để lại thành quả có sức ảnh hưởng

a2ff412fea28896d5b92a47f614dfb4b0c63f51e

Đây cũng là mục tiêu chính của gia đoạn này, bạn không chỉ cần để lại những di sản mà bạn còn phải đảm bảo nó vẫn tồn tại kể cả khi bạn đã ra đi.

Chúng ta bước vào giai đoạn bốn khi đã dành khoảng nửa thế kỷ để đi tìm chính mình và  những gì có ý nghĩa và quan trọng. Chúng ta đã tạo ra những thành tựu, làm việc chăm chỉ, đạt được những thứ chúng ta ao ước. Và bây giờ, chúng ta cần nghỉ ngơi. Ở giai đoạn này, chúng ta luôn ý thức được năng lượng cũng nhưng hoàn cảnh không cho phép bản thân theo đuổi đam mê hay tham vọng xa hơn nữa.

Nấc thang này cực kì quan trọng về mặt tâm lý bởi vì nó giúp cho thực tế về việc cuộc đời con người là hữu hạn, không ai có thể sống mãi đến 100 năm cuộc đời.

Chúng ta thường có một mong muốn tận sâu trong tim là muốn cảm thấy cuộc đời mình phải có một ý nghĩa gì đấy vì vậy nhiều người bị mắc kẹt lại giai đoạn này. Họ lo lắng rằng những thứ họ để lại không bền vững hoặc không tạo ra thay đổi lớn lao nào cho thế hệ sau. Họ bám víu và níu giữ vào nó, thúc đẩy nó tới những hơi thở cuối cùng.

Muốn thành công bạn phải có đủ 3 thứ: thời gian, quyết tâm và ước mơ

Câu chuyện 1: THỜI GIAN

Một kỹ sư đã tính được rằng với một thanh sắt nặng 5kg, chúng ta có thể làm được một trong các việc sau đây:Nếu làm đinh sẽ bán được 10 USD.Nếu làm kim may sẽ bán được 300 USD.Còn nếu dùng làm những cái lò xo đồng hồ sẽ đem lại 25.000 USD

Mỗi ngày đều cho chúng ta 24h bằng nhau, còn sử dụng những nguyên liệu đó như thế nào, dùng chúng để làm gì là tùy thuộc chúng ta. Thời gian là một trong những thứ hiếm hoi duy nhất mà khi đã mất rồi chúng ta không thể nào tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại được. Ngay cả sức khỏe nếu mất đi cũng có khả năng phục hồi được. Nhưng thời gian sẽ không bao giờ quay bước trở lại.

e6520752f09498e1411824cc513a81a939df8d54

Câu chuyện 2: MUỐN THÀNH CÔNG, HÃY BIẾN ĐIỀU ĐÓ TRỞ THÀNH LỰA CHỌN DUY NHẤT

Năm 210 trước Công Nguyên, tướng nước Sở là Hạng Võ đưa quân vượt sông Dương Tử để đánh đại quân Tần. Khi đêm xuống, quân Hạng Võ đóng trại nghỉ trên bờ sông. Khi thức dậy, họ hoảng hốt khi thấy thuyền của mình đều bốc cháy. Họ ráo riết truy lùng thủ phạm đã đốt thuyền, nhưng sau đó họ phát hiện ra chính Hạng Võ đã đốt toàn bộ thuyền bè và ông còn ra lệnh đập vỡ hết nồi niêu.

Hạng Võ giải thích với binh lính rằng khi không có nồi niêu, không có thuyền bè, họ sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chiến đấu tới cùng để giành chiến thắng hoặc bỏ mạng. Việc làm trên tạo ra một hiệu ứng tinh thần to lớn đối với binh lính của ông: họ giương cao giáo mác, cung tên, tấn công kịch liệt vào kẻ thù, giành chiến thắng năm trận liên tiếp và tiêu diệt gọn đại quân nhà Tần.

Câu chuyện thứ 3: CHỈ CÓ NGƯỜI NÀO DÁM ƯỚC MƠ MỚI CÓ THỂ BIẾN ƯỚC MƠ THÀNH HIỆN THỰC

Có một chàng trai năm 21 tuổi làm ăn thất bại, năm 22 tuổi tranh chức nghị viện thất bại, năm 24 tuổi việc làm ăn thất bại, năm 26 tuổi, người yêu qua đời, năm 27 tuổi, từng cảm thấy tuyệt vọng với cuộc sống. Năm 34 tuổi, cạnh tranh chức nghị viên lại thất bại, năm 36 tuổi, vẫn là cạnh tranh chức nghị viện thất bại, năm 45 tuổi vẫn thất bại, năm 47 tuổi ứng tuyển phó tổng thống không trúng cử, năm 49 tuổi, lại không trúng cử, năm 52 tuổi, trúng cử chức vị tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 16.

Người đàn ông này chính là Lincoln, bởi vì ông ta tin tưởng vững chắc rằng chỉ là Thượng Đế đang lùi lại chứ không phải là cự tuyệt lời thỉnh cầu của ông. Cho nên, ông luôn luôn nỗ lực kiên trì hết mình và cuối cùng ông đã thành công.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn