(Đời sống)- Quy định xử phạt chửi bậy sẽ giống như quy định xử phạt thuốc lá, để không bị phạt người muốn chửi bậy chỉ cần xin phép "tôi chửi bậy".
Trước mối quan ngại về việc thực hiện quy định "phạt chửi bậy" trong dự thảo mới của Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến người dân, nhiều người lo lắng rằng việc bắt phạt chửi bậy chẳng khác nào "lên trời".
Trong khi người Việt mình lại hay có cái lỹ cãi cùn. Cãi đến khi nào không cãi được mới thôi, họ có đủ cái cớ để không mất tiền. Đọc quy định kiểu nửa vời này chắc hẳn nhiều người cũng e ngại nó khó đi vào thực tế bởi lời nói tựa gió bay. Thậm chí, người dân mình biết đóng phí, nộp phạt là yêu nước nhưng họ cũng ngại thể hiện tình yêu nước của mình bằng việc này khi mà đời sống đang ngày càng khó khăn, người dân phải lo toan cuộc sống trong cái thời buổi "gạo châu, củi quế" chả ai muốn mất thêm tiền dù mình có sai tý họ cũng cãi lý đến cùng.
Tuy nhiên ở góc độ luật pháp, luật sư Lê Vinh trưởng văn phòng luật sư Chương Dương, Hà Nội là cho rằng quy định "cấm chửi bậy" của Bộ Công an cũng có những điểm tốt. Mặc dù hiện nay từ điển tiếng việt không có khái niệm thế nào là chửi bậy và cấp độ thô tục như thế nào. Nhưng người nghe cũng phân biệt được thế nào lời nói tục tĩu, mất lịch sự. Nếu quy định này đi vào thực tế cũng không khó khả thi.
Quy định này giống quy định xử phạt hút thuốc lá ở nơi công cộng, dù khó xử phạt ngoài thực tế nhưng cũng có tác dụng tích cực đối với hành vi của người hút thuốc, khi tồn tại pháp luật giúp người ta thay đổi hành vi trước khi làm việc gì đó.
Không cso máy ghi âm, người thi hành xử phạt chỉ cần lấy người xung quan ra làm chứng sẽ xử phạt được người chửi bậy |
Luật sư Lê Vinh đưa ra ví dụ "tôi không phải là người nghiện hút thuốc lá, thi thoảng cũng muốn phì phèo một vài điếu nhưng tôi sẽ phải xin phép những người xung quanh có được hút thuốc lá hay không. Với nghị định mới đây của Bộ Công an tôi nghĩ cũng giống như quy định xử phạt cấm hút thuốc lá dù khó phạt nhưng vẫn có tác động tích cực đối với hành vi con người".
Nếu hiểu theo chiều hướng luật sư Vinh nói chúng ta có thể ví von nếu muốn chửi bậy thì người muốn chửi chỉ cần xin phép "ở đây có được chửi bậy không hoặc, xin lỗi tôi muốn chửi bậy". Nếu nói như thế được mọi người xung quanh đồng ý cho chửi thì người chửi sẽ không bị phạt.
Theo luật sư Vinh từ trước đến nay khi người ta ra điều luật là một điều hiện thực hóa, nhà làm luật cũng không đặt ra tham vọng mọi điều luật đều đi vào hiện thực hóa ở mức quan trọng nhất.
Ngoài việc có cái luật như vậy giúp thay đổi hành vi thực sự của con người. Nếu trong trường hợp người chửi bậy nói tục bị bắt phạt mà người thi hành không có bằng chứng. Gặp trường hợp người chửi bậy tranh cãi thì người phạt cũng có đủ mọi cách chứng minh người ta đã chửi bậy lăng mạ người khác không cần ghi âm hay quay phim, chụp hình. Người thi hành có thể mời 2,3 người làm chứng anh ta, chị ta đã có lời lẽ chửi bậy thì hoàn toàn phạt được người chửi bậy.
Theo luật sư Vinh, luật pháp có một số dạng xử phạt trao quyền cho nhà chức trách ví dụ như vi phạm về giao thông, không dùng mũ bảo hiểm, người công an có thể phạt mà không cần làm rõ có bao nhiêu người làm chứng. Vì thế, để phạt hành vi chửi bậy này cũng không đáng lo ngại nếu không sắm ghi âm, máy ảnh để quay phim chụp hình làm bằng chứng cho người bị phạt.
Trúc Lâm