Hàng ngày, việc nhầm lẫn người châu Á với người Trung Quốc vẫn diễn ra thường xuyên, tuy nhiên khi phát hiện ra nhầm lẫn họ sẽ rất áy náy như đã làm một điều gì xúc phạm." />

Xin lỗi vì lỡ hỏi "Bạn là người Trung Quốc à?"

13:40, Thứ hai 08/04/2013

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">Hàng ngày, việc nhầm lẫn người châu Á với người Trung Quốc vẫn diễn ra thường xuyên, tuy nhiên khi phát hiện ra nhầm lẫn họ sẽ rất áy náy như đã làm một điều gì xúc phạm.

Trong một lần tình cờ gặp gỡ, một người bạn là du học sinh Việt ở Pháp đã kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện về cuộc sống, công việc học tập và những bạn bè quốc tế của mình. Câu chuyện rất dài và có nhiều điều hấp dẫn, thú vị, tuy nhiên, điều khiến tôi ghi nhớ và ám ảnh nhất lại là việc cô ấy bị nhầm lẫn với người Trung Quốc.

[links()]
 
Ở nước ngoài đặc biệt là châu Âu người ta khó có thể phân biệt được bạn đến từ nước châu Á nào và với cô bạn nhỏ của tôi, việc bị nhầm là người Trung Quốc diễn ra khá thường xuyên. Nhưng điều làm cô ngạc nhiên là những người lịch sự ở Pháp xem việc nhận nhầm người nước châu Á là người Trung Quốc  là một sự khiếm nhã đặc biệt.
 
Trong một lần đi Ý, lễ tân hỏi bạn tôi có phải người Trung Quốc không? Dù cô ấy mới chỉ hơi nhăn mặt mà chưa trả lời, anh ta đã ngay lập tức xin lỗi rối rít và giải thích rằng mình không cố tình xúc phạm hay không tôn trọng. Anh phân bua, chỉ vì ở nơi anh ta ở người Trung Quốc đến rất nhiều và thường ít bắt chuyện trước với mọi người nên anh ta buộc phải trò chuyện trước để hoàn thành công việc.
 
Người bạn của tôi cũng khẳng định, bạn bè cô, những người châu Á khác cũng thường xuyên bị nhận nhầm và nhận được những lời xin lỗi với thái độ như vậy.
 
Cô bạn tôi còn tổng kết, với những người lịch sự và thận trọng họ sẽ có không hỏi bạn đến từ đâu, hoặc rất nhã nhặn khi hỏi: "Bạn là người Nhật à". Câu hỏi này không hề khiến người bị hỏi cảm thấy lấn cấn vì người Nhật rất đươc tôn trọng ở Châu Âu. Nếu chẳng may họ lỡ hỏi: "Nhìn bạn giống dân Trung Quốc" hay "Bạn là người Trung Quốc à" mà thấy phản ứng thiếu tự nhiên của người trả lời thì ngay lập tức họ sẽ xin lỗi rối rít như họ vừa làm một điều xúc phạm.
 
Nhiều người cho rằng nguyên nhân của thái độ áy náy đặc biệt này là do ấn tượng không thiện cảm của người dân các nước về người Trung Quốc. Theo báo quốc tế, bất chấp việc Trung Quốc chi nhiều tiền của cho nỗ lực quảng bá nhằm cải thiện hình ảnh trên trường quốc tế, thái độ tiêu cực về nước này vẫn đang có chiều hướng lan rộng trên thế giới. Rất nhiều người tỏ ra không thích đất nước Trung Quốc và theo đó là cả người Trung Quốc.
 
Lý giải cho sự không thích này thường có rất nhiều ý kiến, một số người cho rằng ở nước nào cũng có một khu người hoa đông đúc, họ sống tách biệt và rất đề cao tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Việc rất nhiều người dân Trung Quốc có tư tưởng "nước lớn", thích bành trướng và xem dân tộc mình là số một cũng là được xem là nguyên nhân.
 
Bên cạnh đó, rất nhiều những sản phẩm độc hại, mặt hàng kém chất lượng được tiêu thụ trên thế giới đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Điều này khiến cho trong mắt công đồng quốc tế, mỗi khi nhắc đến hàng Trung Quốc là người ta sẽ nghĩ ngay đến hàng giả, hàng nhái, thậm chí, hàng độc hại.
 
Cũng có những ý kiến cho rằng người Trung Quốc bị ghét vì chính phủ của họ thực quá trình hiện đại hóa quân sự và bành trướng bằng 'sức mạnh cơ bắp'.
  • Mai Lê (Hoàng Mai, Hà Nội)

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc