Cách xử lý khi bị rết cắn

( PHUNUTODAY ) - Ở Việt Nam, bạn có thể thấy rết xuất hiện ở nhiều nơi, tuy không phải quá phổ biến nhưng đôi khi nó cũng xuất hiện trong nhà bạn, đặc biệt là những nơi tối và ẩm. Nếu không may bị rết cắn cần phải xử lí ngay tránh bị trúng độc bởi độc của rết có thể dẫn đến tử vong.

 1. Trường hợp khi bị rết cắn

Rết là loại côn trùng có độc, cặp vuốt ở vùng miện của nó có chứa chất độc, khi cắn người, chất độc này sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân, rết càng lớn thì nọc độc của chúng càng mạnh. Có hai trường hợp bị rết cắn sau:

- Trường hợp 1: Vết bị rết cắn chỉ gây ra dị ứng trên da của bạn, sau đó mất đi mà không để lại di chứng nào khác.

- Trường hợp 2: Sau khi rết cắn cơ thể nạn nhân sẽ dần bị chóng mặt, ù tai, buồn nôn và co giật. Với trường hợp này có nghĩa là bạn đã bị nhiễm độc ở vuốt của rết, các chất độc đang ngấm sâu vào cơ thể, rất nguy hiểm.

bi-con-trung-dot-can-lam-gi-1

2. Triệu chứng ngộ độc khi bị rết cắn

- Triệu chứng ở nơi bị cắn: có hai vết răng. 

Vết cắn đau dữ dội, vừa sưng vừa nóng đỏ, sau đó thành bọng nước, có thể gây ra hoại tử tại vết cắn

Quanh vết cắn bị yếu cơ, ngứa, dị ứng, phù, nổi hạch, chảy máu

Triệu chứng này có thể kéo dài 1 đến 2 ngày sau đó giảm dần.

- Triệu chứng toàn thân:

Sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân.

Thở nhanh, ho, đau họng

Viêm hệ bạch huyết, hạch to

Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy

Triệu chứng này có thể kéo dài trong khoảng 4 đến 5 giờ.

3. Cách điều trị khi bị rết cắn

- Đối với trường hợp 1: bạn chỉ cần bôi một ít dầu gió vào vết thương là được, bởi vết thương này không có chất độc nên không cần quá lo lắng.

- Đối với trường hợp 2: trường hợp này nạn nhân đã bị nhiễm nọc độc của rết, bạn có thể điều trị theo hai phương thuốc của người dân tộc Dao rất hiệu quả sau:

Nước dãi của gà: Người ta vẫn nói rằng gà là tử thần của rết, và những bí ẩn của gà đối với rết vẫn chưa được giải đáp nhưng có một điều có thể chắc chắn đó là nước dãi của gà có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của rết, và rết cũng chính là một trong những món ăn quen thuộc của gà. 

Nước dãi của ốc: cũng giống như gà, ốc có quan hệ với rết, và quan trọng nhất là phần nhớt của ốc cũng có khả năng vô hiệu hóa độc của rết.

Phương pháp xử lí: Dùng vải hoặc dây chun bộc phía trên vết thương để tránh cho độc chạy về tim. Sau đó bắt lấy một con gà để móc họng lấy nước dãi bôi vào vết thương vài lần. Hoặc lấy bắt sên và lấy phần nhớt của sên bôi vào vết thương.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn