Từ cái chết của Anthony Bourdain: cội nguồn của hội chứng tự tử

( PHUNUTODAY ) - Anthony Bourdain, một đầu bếp danh tiếng, một nhà văn tài hoa, và một ngôi sao truyền hình nổi tiếng, rất quen thuộc với người Việt khi ông cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama ăn bún chả ở Hà Nội năm 2016, đã tự tử ở một khách sạn ở Pháp khi đang quay chương trình cho kênh CNN.

 Đáng chú ý là cách đây khoảng 1 tháng, khi trả lời phỏng vấn tạp chí People, Bourdain nói, ông thà “chết trên yên ngựa” còn hơn nghỉ hưu: “Tôi đã có một câu trả lời khác vài năm trước. Tôi đã lừa dối bản thân mình khi nghĩ rằng tôi sẽ hạnh phúc trong một cái võng hoặc làm vườn. Nhưng không, tôi hoàn toàn chắc chắn rằng tôi không thể hạnh phúc. Tôi sẽ chết trong yên ngựa thì hơn”.

Một người đang ở đỉnh cao của sự nghiệp: Du lịch trải nghiệm khắp nơi trên thế giới, thưởng thức, nghiên cứu đủ món ăn của ngon vật lạ trên đời, ngôi sao truyền hình được nhiều người ưa thích, nhà văn có khá nhiều đầu sách bán chạy. Ông là người cương trực, mạnh khỏe, là người tập luyện môn võ jujitsu lâu năm, lại chọn kết thúc cuộc đời khi chỉ còn ít ngày nữa là sinh nhật lần thứ 62 sẽ đến, khiến mọi người không thể nào hiểu nổi. Nó thể hiện một hội chứng nguy hiểm đang tràn lan trên khắp thế giới: Tự tử đã không từ một ai, sang hay hèn, giàu hay nghèo, thành công hay thất bại.

Ba ngày trước đó, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng ở Mỹ Kate Spade, người được mệnh danh là “Mẹ đẻ của những chiếc túi” cũng tự kết thúc cuộc đời ở tuổi 56. Kate đã vật lộn với chứng trầm cảm suốt 5 năm, và hai vợ chồng có vấn đề tình cảm, đã sống tách biệt trong 10 tháng qua.

14_loi1238

Và chỉ trước đó 1 tháng, ngôi sao nhạc điện tử Thụy Điển Avicii cũng đã quyên sinh khi mới 28 tuổi. Gia đình Avicii từng chia sẻ bóng gió ám chỉ việc anh mất vì tự tử trong bức thư ngỏ sau sự việc đau lòng: “Anh dằn vặt với những ý nghĩ về nghĩa lý, cuộc sống, hạnh phúc. Anh đã không thể tiếp tục thêm. Anh muốn tìm kiếm bình yên”.

Một loạt các sao, người nổi tiếng trên thế giới tự sát, tuy bối cảnh khác nhau như chuyện gia đình, quan hệ căng thẳng với người thân, đổ vỡ tình cảm, trầm cảm… nhưng đều có điểm chung, họ đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp, có danh vọng cao và tiền tài, và luôn bận rộn, căng mình ra với công việc.

Hầu hết những người có ý định tự tử đều có chất lượng cuộc sống cao hơn mức trung bình. Tỷ lệ tự tử ở những nước giàu cao hơn nước nghèo, hay nói cách khác những nước càng đề cao tự do cá nhân, càng phát triển thì có tỷ lệ tự tử cao. Một thống kê khác cũng chỉ ra, những người có học vấn cao, được nhiều người kì vọng thì rất dễ có nguy cơ tự sát.

Nguyên nhân được các nhà tâm lý học lý giải là do khi có cuộc sống quá đầy đủ, con người thường đặt ra những tiêu chuẩn quá mức về "hạnh phúc". Vì vậy, họ dễ dàng bị suy sụp khi gặp phải rắc rối không lường trước được. 

Nhiều bằng chứng thực tế cho thấy, ý nghĩ tự tử xuất hiện do con người thất vọng trước hoàn cảnh, tình huống hiện tại không đúng như mình mong muốn... Sự nghèo khó không phải là yếu tố dẫn đến tự tử, nhưng sự tụt dốc từ cuộc sống giàu có bỗng chốc trở thành túng thiếu có thể tác động mạnh mẽ tới ý nghĩ tự sát. 

Cội nguồn của hội chứng tự tử

Những người có tuổi một chút đều đã trải nghiệm, cách đây vài chục năm, xã hội vô cùng hiếm người tự tử, mặc dù cuộc sống khó khăn, vất vả hơn, nhưng bình yên và ít cạnh tranh hơn.

Còn trong lịch sử thì tự tử lại càng hiếm xảy ra. Xưa kia chỉ có các anh hùng tuẫn nạn, tuẫn tiết như Hai Bà Trưng nhảy xuống sông Hát Giang khi thất bại, Lê Lai cứu Lê Lợi mà tuẫn tiết, tướng Nguyễn Tri Phương thấy thành Hà Nội thất thủ mà tuẫn tiết… Họ đều tự sát vì đại nghĩa, vì dân tộc, chứ không vì bế tắc trong cuộc sống cá nhân.

Người xưa không tự tử vì họ coi tự tử là tội lỗi. Bất kể là Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, hay Cơ Đốc giáo đều có chung quan điểm như vậy.

thumb00_110418974219805

Nho gia, trong Hiếu Kinh có viết: “Thân thể tứ chi, lông tóc da thịt, đều là cha mẹ phú cho, nên không dám làm nó bị tổn hại hoặc thương tật, đó là bắt đầu của chữ Hiếu”. Do đó để làm được Hiếu thì cần cẩn trọng trân quý sinh mệnh, giữ gìn và dụng tâm bảo vệ, không được hủy hoại, làm tổn thương thân thể mình.

Đạo Cơ Đốc, Kinh Thánh coi tự tử tương đương với tội giết người. Đức Chúa Trời là Đấng quyết định khi nào chết và chết thế nào. Đối với Kinh Thánh cướp lấy quyền sinh sát của Đức Chúa Trời là phạm thượng. Người phạm tội tự tử sẽ phải đọa địa ngục vì người ấy đã từ chối ơn cứu rỗi của Đấng Christ.

Phật gia giảng, con người luân hồi chính là để trả nghiệp và tạo nghiệp. Những khổ đau, bất hạnh mà một người phải chịu là để trả nợ nghiệp đã gây ra trước đây, hoặc các kiếp trước, đã gây đau khổ cho người khác, đã phạm tội lỗi, làm việc ác. Do đó tự tử tức là trốn trả nợ nghiệp. Cái nợ kia chưa hết, lại tạo thêm nợ rất lớn nữa là sát sinh (tự sát cũng chính là sát sinh), thì kiếp sau gộp vào trả, tội sẽ lớn hơn, nghiệp càng nặng thêm.

Những sinh mệnh mà chưa đi hết cuộc đời đã định của mình, theo Phật giáo giảng sẽ không siêu thoát, thành cô hồn dã quỷ, phiêu đãng rất cực khổ. Do đó trong Phật giáo có làm các lễ siêu độ cho những người chết bất đắc kỳ tử, như bị giết, tại nạn, và cả tự sát. Cúng rằm tháng 7 cũng là để giúp những cô hồn dã quỷ này siêu độ.

Đạo gia giảng, con người sống thuận theo tự nhiên, vô vi, mà tự tử là trái tự nhiên, là hữu vi. Trong cuộc đời có thăng trầm được mất, Đạo gia giảng: “Trong họa có phúc, trong phúc có họa”, nên con người cần thuận theo Đạo, tuỳ kỳ tự nhiên.

Trước những được mất, thắng thua, phúc họa, lành dữ trong đời người, Lão Tử nói: “Hết thảy sự việc, có lúc thấy là bị tổn thất, nhưng trái lại lại có lợi ích, có lúc thấy có lợi ích nhưng trái lại lại bị tổn thất”. Do đó, người theo đạo Lão hiểu quy luật trong họa có phúc, trong phúc có họa, và lý âm dương tương sinh tương khắc, nên họ biết “Công thành thân thoái” (Thành công sự nghiệp rồi rút lui), họ sẽ chủ động con đường rút lui của mình khi trên đỉnh sự nghiệp, nên không bao giờ bị căng người nhọc sức chạy theo hết thành công này đến thành công khác.

Lão Tử nói: “Họa hoạn không gì lớn bằng lòng tham không biết đủ, tai họa không gì lớn bằng ham muốn đắc được. Do đó, biết đủ dừng lại thì sẽ luôn luôn được đầy đủ”. Làm được như thế này, thiết nghĩ trong cuộc đời chẳng có chuyện gì phải bận tâm, phải lo lắng cả, nói chi đến chuyện nghĩ đến tự sát.

Có một điều dễ thấy là, những người theo các tôn giáo, theo các pháp môn tu luyện thường có tinh thần rất vững chắc, họ có thể vượt qua những khổ nạn mà người thường khó mà vượt qua được. Cũng có nghĩa là họ có AQ cao. Có lẽ vì vậy mà thường hiếm thấy họ tự sát.

Một điểm quan trọng là những người theo các chính giáo, các pháp môn tu luyện đều tin vào nguyên thần bất diệt (còn gọi là thần thức, hay linh hồn), nên họ sẽ không trốn nợ nghiệp đời này để phải trả ở đời sau nặng hơn. Họ tin rằng, càng chịu khổ, càng trả nợ nghiệp nhanh thì càng sớm thoát khỏi luân hồi, trở về Thiên quốc. Do đó, chịu khổ, nhẫn chịu cũng là một trong những yêu cầu của tất cả các pháp môn tu luyện.

Cũng rất trùng hợp là thời hiện đại, các niềm tin tôn giáo, các tín ngưỡng chính giáo, văn hóa tu luyện cổ xưa bị xóa bỏ, bị phỉ báng, bị coi là mê tín… Thay vào đó là tư tưởng tôn sùng vật chất của thuyết duy vật, coi vật chất quyết định ý thức, quyết định tất cả, nên khắp nơi trên thế giới (nhưng ở nước ta nghiêm trọng hơn) đều quay cuồng kiếm tiền, hưởng thụ đời sống vật chất, buông thả lối sống.

Họ không tin có kiếp trước kiếp sau, tin chết rồi là hết, nên khi sống thì tranh giành, đấu đá, thậm chí giết hại nhau để có được vị trí cao, tiền bạc nhiều. Họ coi hạnh phúc là hưởng thụ, nên mặc sức ăn chơi, kể cả các chất gây nghiện như rượu, ma túy, phóng túng tình dục, chạy theo dục vọng… cho đến khi sức tàn lực kiệt. Khi tinh thần thể xác suy sụp, không chịu nổi những “nghịch cảnh” trong cuộc sống thì tìm đến cái chết để kết thúc, vì lúc đó, đối với họ thì sống không bằng chết, sống còn khổ cực đau đớn hơn cái chết.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn