Trong khi các chương trình văn hóa lễ hội gắn với các vấn đề chủ quyền biển đảo được tổ chức liên tục với kinh phí lớn thì những thông tin về khó khăn của ngư dân trong việc bám biển cũng liên tục được đăng tải." />

Festival biển diễn trò vui, ngư dân đơn độc chống tàu TQ

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">Trong khi các chương trình văn hóa lễ hội gắn với các vấn đề chủ quyền biển đảo được tổ chức liên tục với kinh phí lớn thì những thông tin về khó khăn của ngư dân trong việc bám biển cũng liên tục được đăng tải.

Vài năm trở lại đây, tình hình tranh chấp biển Đông và chủ quyền biển đảo đã thu hút sự quan tâm rất lớn của người dân, chính vì vậy mà hàng loạt các hoạt động văn hóa, festival được tổ chức gắn với vấn đề này. Trong năm 2012 vừa qua có thể điểm ra những hoạt động lớn như Festival Biển đảo Quảng Ngãi 2012, Festival Về Với Biển Huế 2012...

Fesstival, lễ hội hướng về biển đảo liên tục được tổ chức

Năm 2012, "Festival Biển đảo Quảng Ngãi" được tổ chức gắn với kỷ niệm "180 năm hình thành và phát triển Quảng Ngãi" là một sự kiện quan trọng trong việc tạo đà phát triển văn hóa - du lịch Quảng Ngãi trong giai đoạn tới. Thông qua các lễ hội như: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn, lễ hội Cầu ngư ở các lăng ông thuộc nhiều vạn chài các huyện Bình Sơn, Đức Phổ và hàng loạt các hoạt động: Hội chợ triển lãm, văn hóa, văn nghệ, thể thao…
 
Festival biển đảo Việt Nam lấy lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa tổ chức vào tháng 4 hàng năm tại đảo Lý Sơn làm hạt nhân, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống xoay quanh mang đậm sắc thái biển đảo như: Lễ hội đua thuyền, lắc thúng, dồi bòng, lễ rước thần, hát bả trạo, hát sắc bùa, hát tuồng, múa gươm, cầu ngư, liên hoan dân ca làng ven biển, các trò chơi dân gian ven biển…

 

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là điểm nhấn của Festival Biển đảo Quảng Ngãi - 2012.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là điểm nhấn của Festival Biển đảo Quảng Ngãi - 2012.
Trong năm 2012, Festival “Về với biển Huế” cũng được tổ chức với quy mô hoành tráng với nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật, thể thao hấp dẫn (bóng đá bãi biển, đua thuyền thúng, thi nhảy bao bố, thi chạy trên cát, tái hiện các trò chơi dân gian câu cá người, đánh cá người, liên hoan diều, chọi gà truyền thống,...) sẽ diễn ra tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang từ 27/04 đến 01/05. Đây cũng là điểm nhấn của Thừa Thiên - Huế khi tỉnh có tới 22.000 hecta đầm phá. Cùng với biển Lăng Cô, phá Tam Giang, biển Thuận An là kiệt tác thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng.
 
Theo ban tổ chức,  Festival Huế năm nay có sự tài trợ của nhiều doanh nghiệp với số tiền hơn 20 tỉ đồng, trong đó có 17 tỉ đồng tiền mặt và 3 tỉ đồng thông qua hiện vật. Trong 7 chương trình chính của festival này, chỉ có “Thiên hạ thái bình” phải nhờ ngân sách Nhà nước, những chương trình khác đều do các doanh nghiệp tài trợ, và tỉnh hỗ trợ một phần. Năm 2012 là kỳ Festival thứ 7 ở Huế, nhưng nếu mỗi kỳ lấy thu trừ chi thì Festival Huế lỗ to.
 
Festival biển Nha Trang 2013 diễn ra từ ngày 8/6 đến 11/6 tại Cung Hoa hậu Hoàn vũ Diamond Bay, thành phố Nha Trang sắp tới cũng rất hứa hẹn với những chương trình văn hóa, lễ hội phong phú được tổ chức hoành tráng tập trung hướng về biển đảo quê hương. Theo báo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Festival biển 2013 có khoảng 65 hoạt động trong đó nhiều nhất là các hoạt động triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật, các môn thể thao biển, du lịch, ẩm thực...Các sự kiện chính của Festival biển: đêm khai mạc, lễ hội đường phố, chung kết cuộc thi Nữ hoàng biểnViệt Nam 2013.
 
Được tổ chức lần đầu tiên từ năm 2003 và hai năm diễn ra một lần vào các năm lẻ, Festival Biển Nha Trang lần thứ 6-năm 2013 kêu gọi sự đóng góp kinh phí từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân theo tinh thần xã hội hóa. Festival Biển năm 2011, tỉnh Khánh Hòa và thành phố Nha Trang đã trích ngân sách khoảng 10 tỷ đồng để tổ chức, phần lớn kinh phí còn lại đều được sự tài trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia sự kiện.
 
Ngư dân vẫn bị uy hiếp, đơn độc
 
Trong khi các chương trình văn hóa lễ hội gắn với các vấn đề chủ quyền biển đảo được tổ chức liên tục với kinh phí lớn thì những thông tin về khó khăn của ngư dân trong việc bám biển, đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền nước ta liên tục được đăng tải khiến người dân cả nước không khỏi xót xa.
 
Thời gian gần đây, tàu Trung quốc thường xuyên có những hoạt động quấy phá, tấn công tàu cá Việt Nam. Ngày 28/5, Đài thông tin duyên hải (TTDH) Đà Nẵng cho hay tàu cá QB 93768 đã được tàu Trung Quốc thả ra sau gần 4 tiếng đồng hồ bắt giữ.
 
Trước đó, vào ngày 20/5, tàu cá số hiệu QNg 90917 TS của tỉnh Quảng Ngãi cùng 15 ngư dân đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đã bị các tàu của Trung Quốc ngăn cản.Nghiêm trọng hơn, tàu Trung Quốc mang số hiệu 264 đã đâm thẳng vào tàu cá QNg 90917 TS gây hỏng mạn tàu, đe dọa tính mạng của ngư dân trên tàu.
 
Ngày 28/5, trao đổi với VnExpress, ông Phùng Đình Toàn, Chi cục phó Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi cho biết, từ đầu năm đến nay, ngư dân Quảng Ngãi đã báo cáo có hơn 100 vụ tàu Trung Quốc cản trở, quấy rối trong lúc họ hành nghề hợp pháp ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa. "Việc tàu Trung Quốc liên tục ngăn cản, uy hiếp ngư dân Quảng Ngãi hành nghề ở hai vùng biển này cao hơn rất nhiều so với các năm trước", ông Toàn nói.
 
Không chỉ gặp phải những khó khăn do sự quấy phá của tàu cá Trung Quốc, ngư dân Việt còn bị đẩy đến tình cảnh phải tự thuê tàu đi cứu nạn. Sáng 28/5, bà Võ Thị Phượng, chủ tàu cá QNg 95004, cho biết bà đã thuê tàu cá QNg 95831 của ông Võ Sơn ở thôn Định Tân, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi để đi cứu tàu cá QNg 95004 sắp chìm cùng 11 ngư dân.

 

Đà Nẵng MRCC đề xuất đưa tàu SAR đi cứu nạn nhưng Việt Nam MRCC chọn cách hướng dẫn tàu cá tự thuê tàu đi cứu - Ảnh: Nguyễn Tú
Đà Nẵng MRCC đề xuất đưa tàu SAR đi cứu nạn nhưng Việt Nam MRCC chọn cách hướng dẫn tàu cá tự thuê tàu đi cứu - Ảnh: Nguyễn Tú
Theo thông tin từ Thanh Niên, sau khi nhận tín hiệu cầu cứu của thuyền trưởng Trần Năm trên tần số 7903 kHz, Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Đà Nẵng đã phát thông báo đến các đơn vị cứu nạn khu vực và địa phương, cũng như các tàu đang hoạt động gần đó hỗ trợ tàu bị nạn.
 
Tất cả phải thay nhau tát nước ra ngoài vì máy hỏng nên nước bắt đầu tràn vào. Đến 17 giờ chiều 27/5, sau gần 2 ngày đêm chờ đợi nhưng không thấy đơn vị nào hỗ trợ nên gia đình thuyền trưởng Năm phải tự thuê tàu cá QNg 95831 giá 60 triệu đồng đi cứu. Nguyên nhân bởi Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Việt Nam MRCC nhận định đây là trường hợp yêu cầu cứu hộ (tàu bị nạn chi trả kinh phí theo điều 187 luật Hàng hải) nên chỉ hướng dẫn ngư dân tự thuê tàu đi cứu.
 
Thiết nghĩ, các hoạt động văn hóa tinh thần là rất cần thiết với con người trong cuộc sống hiện nay, tuy nhiên vấn đề đáng nói là trong khi ngư dân từng ngày phải đối mặt với biết bao khó khăn, vất vả, chúng ta có nên có sự cân bằng giữa các hoạt động để mang lại hiệu quả cao?
  • Kim Chung (Tổng hợp)

[links()]

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn