Bị "cắm sừng", tôi quyết giành quyền nuôi con

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Không thể tiếp tục cuộc sống vợ chồng, tôi quyết định ly hôn để tìm hạnh phúc mới, tuy nhiên khó khăn trong việc giành quyền nuôi con.

Tôi và vợ tôi đăng ký kết hôn năm 2006, đến năm 2012 tôi đi công tác xa nhà, Vợ tôi đã có tư tình với một người làm cùng cơ quan ( cũng đã có vợ ), đến tháng 12 tôi bắt quả tang hai người đã có quan hệ bất chính ngay tại phòng ngủ của chúng tôi. Tôi đã rất đau khổ nhưng giữ bình tĩnh bắt hai người đó viết giấy thừa nhận sự việc này, sau đó tôi đưa tờ giấy ấy đến cơ quan của cả hai, đồng thời nộp đơn xin ly hôn.

Mô tả ảnh.
Tôi muốn con lớn lên trong vòng tay của một người bố chung thủy.

Hiện nay hai vợ chồng tôi có hai đứa con gái: 1 cháu sinh năm 2007, 1 cháu sinh năm 2013. Theo luật thì cháu bé dưới 3 tuổi do mẹ nuôi, đứa lớn trên 7 tuổi thì được quyền lựa chọn. Vợ tôi đòi giành quyền nuôi cả hai cháu, cháu lớn 8 tuổi cũng muốn ở với mẹ. Bây giờ tôi có bằng chứng chứng minh việc quan hệ bất chính và ngoại tình trong khoảng thời gian dài vậy tôi có thể  kiện và bác tư cách nuôi con của vợ để dành quyền nuôi con được không? Với lý do vợ tôi không đủ đạo đức nhân phẩm để nuôi dạy con cái. Về công việc thì cả tôi và vợ tôi đều ổn định. Tôi đã nhờ tư vấn luật và đã có được câu trả lời rất rõ ràng rằng: 

Theo quy định của Điều 81Luật hôn nhân và gia đình năm 2014  thì "Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con."
Như vậy có thể thấy Cụ thể Tòa án sẽ xem xét một cách tổng hợp trên 03 (ba) phương diện sau đây để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng:
 
1) Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
 
2) Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí,nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ
 
3) Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên)
 
Lưu ý: Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
 
Như vậy, để giành được quyền nuôi con tôi cần chứng mình được khi ở với tôi thì con cái sẽ được phát triển đảm bảo về mọi mặt hơn ở với vợ, mà vấn đề bạn trình bày về nhân cách  của vợ có thể cũng sẽ là 1 lợi thế.
Nhưng hiện nay con nhỏ của tôi chưa đủ 3 tuổi nên vợ sẽ được ưu tiên quyền nuôi con, và con lớn của bạn trên 7 tuổi lại có nguyện vọng ở với mẹ nên tòa cũng sẽ xem xét nguyện vọng của cháu. 

Tuy vậy, nếu chứng minh được điều kiện của tôi đảm bảo nuôi con tốt hơn vợ thì tòa án cũng sẽ xem xét giải quyết.

Trường hợp tòa xử quyền nuôi hai con đều thuộc về vợ thì tôi có thể đợi con nhỏ đủ 3 tuổi trở lên, sẽ gửi đơn đến tòa yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Hy vọng tôi sẽ giành được quyền nuôi đứa nhỏ, để con được lớn lên trong sự yêu thương của một người cha chung thủy, chứ không phải của một người mẹ phản bội.

Muốn đơn phương ly hôn, tôi phải làm gì?
Tôi rất muốn mọi thứ kết thúc trong êm đẹp để tìm hạnh phúc mới, nhưng cô ấy không hợp tác, nên tôi đành nhờ đến luật pháp.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn