(Phunutoday) - Xuất thân từ gia đình dòng dõi, mang án 20 năm tù vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tôn Thất Phi Hùng luôn tự nhận mình là người cực đoan. Người đàn ông này đã ngót 10 năm ròng cải tạo ở trại giam Vĩnh Quang, nhưng trong suốt quãng thời gian đó, ông chưa một lần chịu gặp vợ con, dù trong lòng ông luôn cháy bỏng khát khao được gặp họ cho thỏa nỗi nhớ. Thái độ cương quyết đến cực đoan của ông lại xuất phát từ tình yêu thương vợ con vô bờ bến...
Người đàn ông kỳ lạ
Vốn người gốc Huế, chỉ nghe qua cái tên Tôn Thất Phi Hùng thôi thì người ta đủ biết phạm nhân này xuất thân từ con nhà dòng dõi. Phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sinh năm 1955, nhà ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, phạm nhân Hùng đã cải tạo ở trại giam Vĩnh Quang được ngót 10 năm.
Ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế, người đàn ông tóc đã ngả nhiều sợi bạc hấp háy đôi mắt, trên gương mặt lộ rõ niềm vui khi có người hỏi chuyện về vợ ông. “Cám ơn cô đã cho tôi có dịp để hồi tưởng về quãng thời gian ngọt ngào của mình”, nói đoạn ông bắt đầu kể về ngày đầu ông quen người vợ của ông, một cô sinh viên gốc Huế, là em gái một người bạn thân.
Họ quen nhau khi cô gái đang là nữ sinh trung học, còn ông Hùng là sinh viên trường sư phạm. Tình yêu đã tiếp thêm sức mạnh cho cô nữ sinh thi đậu vào trường sư phạm, nơi có một người con trai nín thở chờ tin cô thi đỗ. Họ yêu nhau suốt thời sinh viên rồi đi đến cái ngày vu quy ngập tràn hạnh phúc. Lần lượt ba cô con gái xinh xắn ra đời là kết quả tình yêu của họ.
Năm 1998, ông Hùng chuyển sang làm kinh doanh, rẽ ngang mở công ty đầu tư tài chính ở thành phố Hồ Chí Minh, còn vợ ông vẫn theo nghề dạy học. Công việc kinh doanh của ông Hùng lúc đó lên như diều gặp gió nên ông đã đem lại cho vợ con ông một cuộc sống sung túc. Giàu sang phú quý, gia đình hạnh phúc như mơ, con gái ngoan ngoãn học giỏi nhưng hạnh phúc của ông chẳng kéo dài lâu khi đột nhiên ông Hùng bị bắt vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi ông tham gia vào việc xuất khẩu lao động, khi mà công ty của ông không có chức năng đó. Sau đó ông Hùng bị TAND tỉnh Bắc Ninh kết án 20 năm tù giam.
Từ một “đại gia” thành đạt, ông Hùng vướng vòng lao lý trong sự ngỡ ngàng của những người biết đến ông. Ngay chính bản thân ông khi nghe tòa tuyên mức án 20 năm, tai ông ù đi, lùng bùng không hình dung nổi quãng thời gian 20 năm là thế nào. Khi còn đương chức, dù là khi đi công tác nước ngoài, hay khi ở trong nước, chưa một ngày nào ông có thể thiếu vắng tiếng nói cười của vợ con. Những lần đi công tác nước ngoài, ngày nào ông cũng phải gọi điện về nhà để được nghe giọng nói nhẹ nhàng, êm mượt của vợ và ba cô con gái.
Nếu chưa được nghe giọng nói của họ thì ông còn đứng ngồi chưa yên. Vậy mà giờ đây ông phải nhận mức án 20 năm tù giam, 20 năm xa cách, ông không biết phải làm thế nào để vượt qua được quãng thời gian đằng đẵng đó. “Phải sau ba tháng ăn cơm tù tôi mới bắt đầu tĩnh tâm lại để nhận ra quãng thời gian 20 năm tù trả giá cho lỗi lầm của mình là một khoảng thời gian quá dài”.
- Thế nhưng tại sao trong ngót 10 năm ông nhất định không chịu gặp vợ con?
- Tôi không muốn vợ con tôi phải khổ, phải vượt quãng đường dài hơn 2000 cây số chỉ để đến thăm chồng, thăm cha. Vợ tôi còn phải giữ sức khỏe để nuôi các con, nếu cứ đi đi lại lại thăm tôi như vậy thì còn sức đâu mà nuôi dạy các con.
- Vậy nhưng vợ và các con ông cũng chịu sao?
- Ngay từ khi ở nhà, vợ con tôi đều biết tính tôi nên họ không dám trái lời. Đã có lần tôi nói không gặp vợ, nhưng vợ tôi vẫn cố tình đến thăm tôi rồi lại phải quay về mà không được gặp chồng vì tôi nhất định không chịu ra gặp. Sau lần đó, vợ tôi biết rằng không còn cách nào khác là phải nghe theo những gì tôi đã quyết.
- Vậy ông phải vượt qua chính bản thân mình thế nào khi mà vẫn phải chứng kiến những phạm nhân khác được gặp người thân?
- Cái thiếu thốn nhất của những phạm nhân không phải là vật chất mà chính là tình cảm gia đình, sự gần gũi động viên của những người thân yêu, ruột thịt. Tôi phải chịu đựng rất nhiều, nhất là vào những dịp lễ, tết, khi mà những phạm nhân khác nô nức đi gặp người thân thì tôi chỉ còm cõi có một mình. Nhưng với tất cả tình cảm của tôi dành cho vợ con thì tôi đã có thể vượt qua tất cả... Rồi tôi cố gắng không để đầu óc rảnh rang để có thời gian nghĩ đến chuyện tiêu cực. Khi nào rảnh thì tôi dịch sách.
- Ông đã dịch được những cuốn sách nào?
- Tôi rất thích Dan Brown nên đã dịch một số quyển sách của tác giả này như: “Mật mã Da Vinci”, “Thiên thần và ác quỷ”, “Biểu tượng thất truyền”
- Ngoài ra ông còn dịch sách của tác giả nào nữa?
- Tôi cũng thích Paulo Coelho, cô đã đọc cuốn nào của Paulo Coelho chưa?
- Dạ, “11 phút”.
- Ồ, chính là cuốn sách hay tuyệt đó, tôi đã dịch nó. Tất cả những cuốn sách đã dịch tôi đều gửi tặng con gái trong những dịp sinh nhật của các con. Qua những cuốn sách dịch gửi về cho các con, tôi muốn nhắn nhủ với chúng rằng, cha của chúng còn rất minh mẫn, tỉnh táo và đang cải tạo tốt để ngày về với gia đình được ngắn lại. Hiện tôi đã hoàn thành một cuốn sách về ngữ pháp tiếng Anh. Khi nào được ra trại, nhất định tôi sẽ xuất bản nó.
- Vậy ông lấy sách đâu để dịch?
- Trước cùng ở tù với tôi có một anh cũng mang án kinh tế, tôi có dạy cho anh ta tiếng Anh nên anh ấy nhận tôi là thày. Khi mãn hạn tù, ra ngoài xã hội, anh ấy hay gửi vào đây cho tôi những cuốn sách hay để tôi dịch.
Vốn người gốc Huế, chỉ nghe qua cái tên Tôn Thất Phi Hùng thôi thì người ta đủ biết phạm nhân này xuất thân từ con nhà dòng dõi. Phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sinh năm 1955, nhà ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, phạm nhân Hùng đã cải tạo ở trại giam Vĩnh Quang được ngót 10 năm.
Ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế, người đàn ông tóc đã ngả nhiều sợi bạc hấp háy đôi mắt, trên gương mặt lộ rõ niềm vui khi có người hỏi chuyện về vợ ông. “Cám ơn cô đã cho tôi có dịp để hồi tưởng về quãng thời gian ngọt ngào của mình”, nói đoạn ông bắt đầu kể về ngày đầu ông quen người vợ của ông, một cô sinh viên gốc Huế, là em gái một người bạn thân.
Họ quen nhau khi cô gái đang là nữ sinh trung học, còn ông Hùng là sinh viên trường sư phạm. Tình yêu đã tiếp thêm sức mạnh cho cô nữ sinh thi đậu vào trường sư phạm, nơi có một người con trai nín thở chờ tin cô thi đỗ. Họ yêu nhau suốt thời sinh viên rồi đi đến cái ngày vu quy ngập tràn hạnh phúc. Lần lượt ba cô con gái xinh xắn ra đời là kết quả tình yêu của họ.
Năm 1998, ông Hùng chuyển sang làm kinh doanh, rẽ ngang mở công ty đầu tư tài chính ở thành phố Hồ Chí Minh, còn vợ ông vẫn theo nghề dạy học. Công việc kinh doanh của ông Hùng lúc đó lên như diều gặp gió nên ông đã đem lại cho vợ con ông một cuộc sống sung túc. Giàu sang phú quý, gia đình hạnh phúc như mơ, con gái ngoan ngoãn học giỏi nhưng hạnh phúc của ông chẳng kéo dài lâu khi đột nhiên ông Hùng bị bắt vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi ông tham gia vào việc xuất khẩu lao động, khi mà công ty của ông không có chức năng đó. Sau đó ông Hùng bị TAND tỉnh Bắc Ninh kết án 20 năm tù giam.
Từ một “đại gia” thành đạt, ông Hùng vướng vòng lao lý trong sự ngỡ ngàng của những người biết đến ông. Ngay chính bản thân ông khi nghe tòa tuyên mức án 20 năm, tai ông ù đi, lùng bùng không hình dung nổi quãng thời gian 20 năm là thế nào. Khi còn đương chức, dù là khi đi công tác nước ngoài, hay khi ở trong nước, chưa một ngày nào ông có thể thiếu vắng tiếng nói cười của vợ con. Những lần đi công tác nước ngoài, ngày nào ông cũng phải gọi điện về nhà để được nghe giọng nói nhẹ nhàng, êm mượt của vợ và ba cô con gái.
Nếu chưa được nghe giọng nói của họ thì ông còn đứng ngồi chưa yên. Vậy mà giờ đây ông phải nhận mức án 20 năm tù giam, 20 năm xa cách, ông không biết phải làm thế nào để vượt qua được quãng thời gian đằng đẵng đó. “Phải sau ba tháng ăn cơm tù tôi mới bắt đầu tĩnh tâm lại để nhận ra quãng thời gian 20 năm tù trả giá cho lỗi lầm của mình là một khoảng thời gian quá dài”.
- Thế nhưng tại sao trong ngót 10 năm ông nhất định không chịu gặp vợ con?
- Tôi không muốn vợ con tôi phải khổ, phải vượt quãng đường dài hơn 2000 cây số chỉ để đến thăm chồng, thăm cha. Vợ tôi còn phải giữ sức khỏe để nuôi các con, nếu cứ đi đi lại lại thăm tôi như vậy thì còn sức đâu mà nuôi dạy các con.
- Vậy nhưng vợ và các con ông cũng chịu sao?
- Ngay từ khi ở nhà, vợ con tôi đều biết tính tôi nên họ không dám trái lời. Đã có lần tôi nói không gặp vợ, nhưng vợ tôi vẫn cố tình đến thăm tôi rồi lại phải quay về mà không được gặp chồng vì tôi nhất định không chịu ra gặp. Sau lần đó, vợ tôi biết rằng không còn cách nào khác là phải nghe theo những gì tôi đã quyết.
- Vậy ông phải vượt qua chính bản thân mình thế nào khi mà vẫn phải chứng kiến những phạm nhân khác được gặp người thân?
- Cái thiếu thốn nhất của những phạm nhân không phải là vật chất mà chính là tình cảm gia đình, sự gần gũi động viên của những người thân yêu, ruột thịt. Tôi phải chịu đựng rất nhiều, nhất là vào những dịp lễ, tết, khi mà những phạm nhân khác nô nức đi gặp người thân thì tôi chỉ còm cõi có một mình. Nhưng với tất cả tình cảm của tôi dành cho vợ con thì tôi đã có thể vượt qua tất cả... Rồi tôi cố gắng không để đầu óc rảnh rang để có thời gian nghĩ đến chuyện tiêu cực. Khi nào rảnh thì tôi dịch sách.
- Ông đã dịch được những cuốn sách nào?
- Tôi rất thích Dan Brown nên đã dịch một số quyển sách của tác giả này như: “Mật mã Da Vinci”, “Thiên thần và ác quỷ”, “Biểu tượng thất truyền”
- Ngoài ra ông còn dịch sách của tác giả nào nữa?
- Tôi cũng thích Paulo Coelho, cô đã đọc cuốn nào của Paulo Coelho chưa?
- Dạ, “11 phút”.
- Ồ, chính là cuốn sách hay tuyệt đó, tôi đã dịch nó. Tất cả những cuốn sách đã dịch tôi đều gửi tặng con gái trong những dịp sinh nhật của các con. Qua những cuốn sách dịch gửi về cho các con, tôi muốn nhắn nhủ với chúng rằng, cha của chúng còn rất minh mẫn, tỉnh táo và đang cải tạo tốt để ngày về với gia đình được ngắn lại. Hiện tôi đã hoàn thành một cuốn sách về ngữ pháp tiếng Anh. Khi nào được ra trại, nhất định tôi sẽ xuất bản nó.
- Vậy ông lấy sách đâu để dịch?
- Trước cùng ở tù với tôi có một anh cũng mang án kinh tế, tôi có dạy cho anh ta tiếng Anh nên anh ấy nhận tôi là thày. Khi mãn hạn tù, ra ngoài xã hội, anh ấy hay gửi vào đây cho tôi những cuốn sách hay để tôi dịch.
- Đã bao giờ ông phải khóc ?
- Những phạm nhân như chúng tôi cũng phải khóc nhiều lắm, những giọt nước mắt nhớ thương, ân hận... nhưng trong hoàn cảnh khó khăn nhất thì tôi đều gắng giữ vững tinh thần để không mắc sai lầm thêm lần nào nữa.
- Ông có thấy là mình cũng có chút ích kỷ khi nhất quyết không chịu gặp vợ con trong suốt quãng thời gian dài như vậy?
- Đúng là tôi có đôi chút ích kỷ. Tôi nghĩ là tôi không thể chịu được cái việc hàng tháng vợ tôi phải vượt quãng đường dài như vậy để đến gặp tôi trong chốc lát. Khi gặp vợ con rồi, khi họ đã ra về thì họ sẽ để lại một khoảng trống quá lớn cho cả người ở lại và người ra đi, mà tôi không biết mình có thể vượt qua được khoảng trống đó không. Nếu hàng tháng họ đến gặp tôi thì cũng giống như mỗi tháng họ để lại trong tôi một khoảng trống mà không cách gì có thể lấp đầy được. Thế nên tốt nhất là không nên gặp cô ạ.
10 năm chịu đựng
Vậy là trong suốt 10 năm trời, ông Hùng chỉ liên lạc với gia đình qua những lá thư, dù nhớ vợ và các con nhiều lắm. Ông đã phải tự chống chọi với sự cô độc, nhưng khác với tất cả những phạm nhân khác, ông không cho vợ con ông gửi ảnh vào trại giam vì ông không muốn hình ảnh của vợ con mình lại xuất hiện ở nơi tù đày.
“Trong ngần ấy thời gian, trải qua bao nhiêu mốc quan trọng trong cuộc đời các con tôi, nhẽ ra tôi phải có mặt những lúc như thế, nhưng tôi đã không làm tròn được bổn phận của một người cha, tôi cũng muốn ngắm nghía những tấm ảnh để xem các con đã khôn lớn như thế nào. Nhưng tôi đã phải ngăn mình lại vì không muốn hình ảnh của vợ và các con tôi xuất hiện ở một nơi như thế này...”, ông Hùng dốc lòng.
Mong được gặp vợ con trong từng phút giây trôi qua trong tù, mong được vươn cánh tay đã không còn rắn chắc như xưa để ôm vợ và các con vào lòng, nhưng ông Hùng luôn phải đấu tranh với chính bản thân mình để vượt qua tất cả những điều đó vì ông không muốn làm khổ vợ con.
Ông Hùng càng quyết tâm cải tạo tốt để sớm được đoàn tụ với gia đình khi ông hiểu vợ và các con ông ở nhà cũng đã phải vượt qua những khó khăn như ông. Ông hiểu được điều này rõ hơn khi một lần đọc được những dòng tâm sự của cô con gái nhỏ: “Ban ngày con không khóc vì con còn phải để dành vai mình cho mẹ và chị, chỉ khi đêm xuống con mới khóc một mình...”
Không phụ lòng chồng, vợ của ông Hùng ở nhà đã nuôi dạy các con ông thành những người thành đạt. Ông khoe: “Hai cô con gái đầu của tôi giờ đã là thạc sỹ, trong khi cô con gái út đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành Marketing”.
Còn bản thân ông Hùng, khi trong trại giam ông luôn tìm cách không để mình được nghỉ ngơi bởi có như vậy, đầu óc ông mới không có cơ hội nghĩ đến những điều tiêu cực. Để làm được điều tưởng chừng như đơn giản đó đối với một người trí thức như ông Hùng quả là không dễ.
Vốn là một “đại gia” quen sống vương giả, khi phải vướng vòng tù tội, sống trong trại giam, ba năm đầu cải tạo của ông Hùng trôi đi trong vô định. “3. 4 năm đầu của tôi trôi đi như chiếc lá, cứ để gió nó cuốn đi đâu thì cuốn. Sau đó được sự động viên của cán bộ trại giam tôi dần lấy lại được tinh thần và sự cân bằng để làm những việc có ích, dù trong cảnh tù tội”, ông Hùng chia sẻ.
Tường Linh