13 ngày hùng hổ, bi hài tàu TQ xâm phạm Trường Sa

06:33, Chủ nhật 29/07/2012

( PHUNUTODAY ) - 30 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng biển Trường Sa của Việt Nam, nhưng lại về sớm so với dự định sau khi tận thu san hô và phải điều tàu cứu hộ ra kéo tàu chỉ huy về đất liền.

(Ảnh nóng) - 30 tàu cá Trung Quốc tới đánh bắt trái phép tại vùng biển Trường Sa của Việt Nam, nhưng lại về sớm so với dự định, tận thu san hô, và phải điều tàu cứ hộ ra kéo tàu chỉ huy 30 tàu cá Trung Quốc về đất liền.

Ngày 12/7,hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin một đội   gồm 30 tàu cá đã rời thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam để hướng   tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên biển Đông, dự định sẽ   đánh bắt cá 20 ngày tại khu vực đảo đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là   đảo Vĩnh Thử) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 12/7,hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin một đội gồm 30 tàu cá đã rời thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam để hướng tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên biển Đông, dự định sẽ đánh bắt cá 20 ngày tại khu vực đảo đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

Theo Tân Hoa Xã, đây là đội tàu cá lớn nhất từng ra khơi trong lịch   sử đảo Hải Nam. Ngư dân tỉnh Hải Nam mỗi năm thường tự tổ chức   các đợt đánh bắt cá kéo dài khoảng một tháng, nhưng đây là lần đầu   tiên Trung Quốc ra quân theo đội hình chặt chẽ như vậy với sự tham   gia tổ chức của Hiệp hội ngư dân và có trang bị hệ thống định vị cũng   như thủy thủ chuyên nghiệp.
Theo Tân Hoa Xã, đây là đội tàu cá lớn nhất từng ra khơi trong lịch sử đảo Hải Nam. Ngư dân tỉnh Hải Nam mỗi năm thường tự tổ chức các đợt đánh bắt cá kéo dài khoảng một tháng, nhưng đây là lần đầu tiên Trung Quốc ra quân theo đội hình chặt chẽ như vậy với sự tham gia tổ chức của Hiệp hội ngư dân và có trang bị hệ thống định vị cũng như thủy thủ chuyên nghiệp.

 

Cục Ngư nghiệp Trung Quốc và các cơ quan liên quan khác còn   chuẩn bị cử tàu hộ tống đội tàu cá trên. Tàu tuần tra và các căn cứ của   Trung Quốc cũng được đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng phó với các   “tình huống bất ngờ” để “bảo vệ” việc đánh bắt cá.
Cục Ngư nghiệp Trung Quốc và các cơ quan liên quan khác còn chuẩn bị cử tàu hộ tống đội tàu cá trên. Tàu tuần tra và các căn cứ của Trung Quốc cũng được đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng phó với các “tình huống bất ngờ” để “bảo vệ” việc đánh bắt cá.

 

Sau 10 ngày 30 tàu cá Trung Quốc đánh bắt cá trái phép vùng biển   thuộc Bãi đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Sau 10 ngày 30 tàu cá Trung Quốc đánh bắt cá trái phép vùng biển thuộc Bãi đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

 Đến ngày 26/7 Nhật báo Philippines Daily Inquirer, đưa tin khoảng   20 tàu cá Trung Quốc, với sự hộ tống của ít nhất 2 khu trục hạm, đã   được triển khai xung quanh đảo Thị Tứ trong động thái tiếp theo làm   gia tăng căng thẳng ở khu vực quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.
Đến ngày 26/7 Nhật báo Philippines Daily Inquirer, đưa tin khoảng 20 tàu cá Trung Quốc, với sự hộ tống của ít nhất 2 khu trục hạm, đã được triển khai xung quanh đảo Thị Tứ trong động thái tiếp theo làm gia tăng căng thẳng ở khu vực quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

 

Tiếp đến ngày 27/7 Philippines tố các tàu cá của Trung Quốc gây   hại môi trường biển và an ninh lương thực khi tận thu san hô ở đảo   Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa.  Theo ông  Eugenio Bito-onon, thị   trưởng thành phố tự trị Kalayaan của Philippines cho biết các ngư   dân Trung Quốc đang tận diệt san hô, điều bị cấm, và gây tổn hại sinh   thái môi trường biển.
Tiếp đến ngày 27/7 Philippines tố các tàu cá của Trung Quốc gây hại môi trường biển và an ninh lương thực khi tận thu san hô ở đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa. Theo ông Eugenio Bito-onon, thị trưởng thành phố tự trị Kalayaan của Philippines cho biết các ngư dân Trung Quốc đang tận diệt san hô, điều bị cấm, và gây tổn hại sinh thái môi trường biển.

 

Trước đó, ngày 17/7 trên tờ Kinh Hoa thời báo dẫn lời bà Trương Khiết, Trưởng phòng Ngoại giao, Viện nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương (Trung Quốc) cho biết số liệu thống kê của Trung Quốc cho thấy, lượng tàu đánh cá ở nơi mà Trung Quốc gọi là Nam Hải (tức Biển Đông) đang ngày càng ít đi. Nguyên nhân được cho là thời tiết xấu, lượng cá không nhiều do ngư dân không nắm được luồng cá, và gặp phải “sự tuần tra, bảo vệ chủ quyền ráo riết của lực lượng chức năng một số nước khác”.
Trước đó, ngày 17/7 trên tờ Kinh Hoa thời báo dẫn lời bà Trương Khiết, Trưởng phòng Ngoại giao, Viện nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương (Trung Quốc) cho biết số liệu thống kê của Trung Quốc cho thấy, lượng tàu đánh cá ở nơi mà Trung Quốc gọi là Nam Hải (tức Biển Đông) đang ngày càng ít đi. Nguyên nhân được cho là thời tiết xấu, lượng cá không nhiều do ngư dân không nắm được luồng cá, và gặp phải “sự tuần tra, bảo vệ chủ quyền ráo riết của lực lượng chức năng một số nước khác”.

 

 Ngày 28/7, Hãng ABS-CBN của Philippines dẫn tin của thông tấn   Trung Quốc cho hay 30 tàu cá của Trung Quốc, trong đó có tàu trọng   tải 3.000 tấn chở nước sạch, nhiên liệu và các yếu phẩm khác, đã lên   đường tối thứ tư vừa rồi để trở về tỉnh Hải Nam, kết thúc chuyến ra   khơi dài 13 ngày mà trước đó dự định 20 ngày.
Ngày 28/7, Hãng ABS-CBN của Philippines dẫn tin của thông tấn Trung Quốc cho hay 30 tàu cá của Trung Quốc, trong đó có tàu trọng tải 3.000 tấn chở nước sạch, nhiên liệu và các yếu phẩm khác, đã lên đường tối thứ tư vừa rồi để trở về tỉnh Hải Nam, kết thúc chuyến ra khơi dài 13 ngày mà trước đó dự định 20 ngày.

 

Trên đường quay về đất liền tàu hậu cần và cũng là tàu chỉ huy của   30 tàu cá Trung Quốc kéo ra khu vực quần đảo Trường Sa đánh bắt   trái phép  đã bị chết máy vào 11h sáng hôm qua 27/7 ở khu vực cách   cảng Tam Á 300 hải lý.
Trên đường quay về đất liền tàu hậu cần và cũng là tàu chỉ huy của 30 tàu cá Trung Quốc kéo ra khu vực quần đảo Trường Sa đánh bắt trái phép đã bị chết máy vào 11h sáng hôm qua 27/7 ở khu vực cách cảng Tam Á 300 hải lý.

 

29 tàu cá còn lại ra sức kéo tàu hậu cần này về đất liền nhưng không thành công. Con tàu có phiên hiệu Quỳnh Tam Á F8168 này chở 70 người, trong đó hơn 10 người là phóng viên đi cùng để tuyên truyền trực tiếp cái gọi là hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc trên biển Đông thông qua các phụ trang mạng xã hội, cập nhật từng phút của Tân Hoa Xã và tờ SINA.
29 tàu cá còn lại ra sức kéo tàu hậu cần này về đất liền nhưng không thành công. Con tàu có phiên hiệu Quỳnh Tam Á F8168 này chở 70 người, trong đó hơn 10 người là phóng viên đi cùng để tuyên truyền trực tiếp cái gọi là hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc trên biển Đông thông qua các phụ trang mạng xã hội, cập nhật từng phút của Tân Hoa Xã và tờ SINA.

 

17 h chiều qua 27/7 Trung Quốc phải phái tàu cứu hộ Nam Hải   Cứu 115 ra kéo tàu chỉ huy 30 tàu cá Trung Quốc về đất liền.(Tổng hợp VnE, GDVN)
17 h chiều qua 27/7 Trung Quốc phải phái tàu cứu hộ Nam Hải Cứu 115 ra kéo tàu chỉ huy 30 tàu cá Trung Quốc về đất liền.(Tổng hợp VnE, GDVN)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc