Ngày 10/5, một hội thảo để các đại biểu Quốc hội có cơ hội lắng nghe câu chuyện của cộng đồng đồng tính, song tính và chuyển giới đã được Viện Nghiên cứu lập pháp và Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) tổ chức tại Hà Nội.
[links()]
Theo nghiên cứu của iSEE, VN đang có khoảng 1,6 triệu người đồng tính, song tính và chuyển giới ở độ tuổi 15-59. Họ gặp nhiều vấn đề như khó khăn trong nhận dạng (với nhóm chuyển giới), sống chung, sinh con, nhận con nuôi...
Theo TS Nguyễn Thu Nam (Viện Chiến lược và chính sách y tế), tại châu Âu số người đồng giới kết hôn chiếm 2-3%/tổng số và ổn định trong 10 năm qua. Tại các nước cho phép kết hôn đồng giới, tỉ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục giảm hẳn.
Rất dễ dàng nhận thấy trong khoảng 1,6 triệu người đồng tính, song tính và chuyển giới, ở độ tuổi lập gia đình chiếm tỷ lệ rât cao. Tuy nhiên, vấn đề hôn nhân đồng tính ở nước ta hiện nay lại vẫn chưa được pháp luật công nhận khiến không ít các cặp đôi đồng giới phải đau đầu.
Đám cưới của một cặp đôi đồng tính tại Kiên Giang |
Tháng 4/2013, Bộ Y tế kiến nghị khi sửa Luật Hôn nhân-Gia đình cần chấp nhận kết hôn đồng giới vì nó là quyền được sống thực với gì mình có. Theo PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế: "Đứng ở góc độ y tế thì đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới (gọi chung là người đồng tính) không phải là một loại bệnh. Vì vậy, y học không thể can thiệp và cũng không thể chữa khỏi". Người đồng tính cũng có quyền sống, quyền ăn, ở, mặc, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. Đứng ở góc độ quyền công dân, họ được lao động, học tập, khám bệnh, chữa bệnh, khai sinh, khai tử, kết hôn…. có quyền và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội.
Trước đây quy định xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính đã được Bộ Tư pháp quy định. Theo đó, bản dự thảo Nghị định có nội dung xử phạt người kết hôn đồng giới với mức phạt tăng nặng hơn trước, mức cao nhất lên đến 1 triệu đồng.
Các ý kiến phản đối đã chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý trong quy định xử phạt người đồng tính kết hôn, đó là: không có căn cứ, vi phạm quyền con người, không khả thi trong thực tế… Trong khi đó, cộng đồng người đồng tính bày tỏ sự thất vọng đối với quy định xử phạt này trong bản dự thảo Nghị định. Một số tổ chức bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam cũng lên tiếng và có hành động kêu gọi, kiến nghị hủy bỏ quy định xử phạt người kết hôn đồng tính.
Và cuối cùng kết luận của các cơ quan chức năng với hôn nhân đồng tính ở nước ta hiện nay là không cấm nhưng không thừa nhận. Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) Dương Đăng Huệ cho biết: "“Hướng đi phù hợp của pháp luật là không cấm và không can thiệp hành chính vào quan hệ chung sống của những người cùng giới, đồng thời có quy định về việc giải quyết hậu quả pháp lý phát sinh từ việc chung sống này".
- An Khanh (Tổng hợp từ TTO, Dân Trí)