2 cách phân biệt nước sạch và nước ô nhiễm độc hại nhờ vào mẹo đơn giản, dễ làm này

10:12, Thứ bảy 19/10/2019

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là cách đơn giản giúp bạn phân biệt đâu là nước sạch và đâu là nước ô nhiễm gây hại sức khoẻ:

Cách nhận biết nguồn nước ô nhiễm

Dựa theo giới hạn các thông số vệ sinh chất lượng nước ăn uống cho gia đình, ngành y tế khuyến cáo các ảnh hưởng của từng loại chỉ tiêu trong nguồn nước lên sức khỏe người dân. Để nhận biết nguồn nước đảm bảo hay ô nhiễm người ta dựa theo tiêu chí khác nhau, trong đó về mặt cảm quan người dân dễ nhận thấy nguồn nước nhiễm bẩn, ô nhiễm như sau:

Màu sắc của nước: Thông thường, nước ngầm vừa bơm lên trong, không màu, tuy nhiên khi để tiếp xúc với không khí một thời gian sẽ xuất hiện các phản ứng ôxy hóa sắt và mangan thành hydroxyt sắt và hydroxyt mangan kết tủa làm cho nước có màu. Nước có độ màu cao là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ô nhiễm, sự có mặt của một số ion kim loại (Fe, Mn), tảo, than bùn và các chất thải công nghiệp làm cho nước có màu. Màu vàng của hợp chất sắt và mangan.

Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ. Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan. Tùy theo màu sắc của nước có thể đánh giá mức độ và nguyên nhân ô nhiễm nước, trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp xử lý hiệu quả.

nhan-biet-nuoc-co-mui-o-nhiem-phunutoday

Mùi vị, độ đục của nước: Nguồn nước được coi là hợp vệ sinh là nước trong, không màu, không mùi, không vị. Do đó, nước có mùi vị lạ gây cảm giác khó chịu. Nước ngầm có mùi hôi nguyên nhân là do các túi khí trong lòng đất được bơm lên theo dòng nước (mùi bùn đất) hoặc do nguồn nước thải, sự phân hủy chất hữu cơ ở khu vực xung quanh thấm vào mạch nước ngầm (mùi trứng thối), cũng có thể do trong nguồn nước có các ion sắt, mangan gây mùi tanh. Chỉ tiêu độ đục của nước biểu thị hàm lượng các chất lơ lửng trong nước (chất keo, đất sét, tảo, vi sinh vật...).

Nước đục gây khó chịu cho người sử dụng; và thông thường nước đục thường kèm theo ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Các chỉ tiêu khác về hóa học và vi sinh như: độ pH, hàm lượng sắt, amoni, asen, crom, vi sinh (E. coli và Coliforms),... thì không thể nhận biết bằng mắt thường mà phải thông qua xét nghiệm mẫu nước tại các phòng xét nghiệm đạt chuẩn của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, các viện khu vực của Bộ Y tế, các trung tâm y tế dự phòng.

Các dấu hiệu nhận biết nước bị ô nhiễm

– Nước có mùi tanh, có màu vàng, màu nâu đỏ sau khi để ngoài không khí là nước bị nhiễm sắt, phèn: Có thể sử dụng nước chè khô hoặc mủ cây chuối nhỏ vào nước, nếu thấy chuyển sang màu tím thì nước đó đã bị nhiễm sắt phèn

– Nước có mùi nồng nặc, khó chịu như mùi thuốc tẩy là nước bị nhiễm Clo. Hầu như tất cả nguồn nước máy đều sử dụng phương án sục clo và sục ozon khử trùng ở đầu nguồn

– Nước bốc mùi khiến người dung khó thở, buồn nôn, mùi đặc biệt là nước nhiễm phenol và clo.

nhan-biet-nuoc-bi-o-nhiem-phunutoday

– Nước có mùi thum thủm, giống mùi trứng thối là nước nhiễm H2S

– Thịt sau khi luộc chín có màu đỏ như chưa chín, có thể nước bị nhiễm amoni

– Mặt nước nổi váng trắng, nấu thức ăn khó chín, gây mảng bám vào các dụng cụ, thiết bị nhà bếp, thiết bị vệ sinh, quần áo sau giặt khô cứng, đó là nước nhiễm vôi, nước cứng hay nước nhiễm canxi magie

– Nước có cặn đen bám vào thành bình chứa bể chứa, bồn rửa mặt, có thể nước đã nhiễm mangan.

Biện pháp xử lý tạm thời nếu nước sinh hoạt bị ô nhiễm

– Luôn luôn đun sôi nước trước khi sử dụng.

– Uống nước mới sau 24 giờ (bởi sau 24 giờ đồng hồ, nước đun sôi để nguội sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại).

– Gợn nước sau đó để lắng và phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 1-2 ngày

– Sử dụng các phương pháp lọc nước bằng than hoạt tính, dạng phun mưa

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc