Cách cấp cứu cho người bị ngất

( PHUNUTODAY ) - Khi bạn bị mất máu, chấn thương nặng hay mất máu quá nhiều... có thể gây ngất xỉu. Nếu bạn không xử lí kịp thời có thời có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe

Triệu chứng của ngất

Người bệnh thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai… rồi ngã lăn ra; có khi toát mồ hôi, da nhợt nhạt, chân tay lạnh. Tuần hoàn và hô hấp ngừng hoặc rất yếu, huyết áp hạ, đồng tử giãn.

Sau khi đặt bệnh nhân nằm và nới lỏng quần áo, cần xoa bóp, kích thích lên cơ thể như giật tóc mai, tát vào má, đắp khăn ướt lên mặt, xoa bóp bằng cồn long não, cho ngửi amoniac, giấm… Đồng thời gọi hân viên y tế để tiêm thuốc trợ tim. Nếu có điều kiện, cần châm cứu các huyệt nhân trung, thập tuyền. Trong trường hợp ngất nặng, ngoài cách xử trí như trên còn phải làm hô hấp nhân tạo hoặc thổi ngạt, ấn tim ngoài lồng ngực.

5_buoc_so_cuu_dung_cach_giup_nguoi_ngat_xiu_giu_lai_tinh_mang_1

Nguyên nhân gây ra việc ngất xỉu ở con người bao gồm

+ Do mất nước và chất điện giải khi phải tiếp xúc với nhiệt độ quá cao.

+ Do lao động quá vất vả, nỗ lực quá sức hoặc đứng quá lâu trong một thời gian dài.

+ Do tác dụng của các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc an thần hoặc thuốc chứa trachilizante.

+ Do tâm trạng thay đổi đột ngột như sợ hãi, nhận được tin tức xấu, bị bất ngờ trong tình trạng căng thẳng.

+ Do ho kéo dài, ho quá mạnh hoặc vì quá đau.

+ Do hạ đường huyết, giảm huyết áp đột ngột.

+ Do đột quỵ hoặc đau tim.

+ Do đổ mồ hôi quá nhiều.

+ Do lạm dụng rượu hoặc ma túy.

Ngoài ra, người mắc chứng đau nửa đầu dai dẳng hoặc đang mệt mỏi có nguy cơ ngất xỉu cao. Đồng thời, bạn cũng có thể ngất sau khi thực hiện một số hành vi sinh lý như đại tiện, tiểu tiện, đứng lên đột ngột.

5_buoc_so_cuu_dung_cach_giup_nguoi_ngat_xiu_giu_lai_tinh_mang_2

Các bước cấp cứu người ngất

Bước 1:

Bạn đặt người bị ngất xỉu nằm duỗi dài xuống đất trong tư thế nghiêng người bên trái và gối đầu bằng một chiếc áo khoác.

Tư thế này giúp máu lưu thông thuận lợi hơn và cung cấp đủ oxy lên não. Bên cạnh đó, nếu nạn nhân ngất xỉu trong lúc đang nôn ói thì sẽ không bị sặc hoặc nuốt ngược vào.

Bước 2:

Bạn kiểm tra đường thở để loại trừ khả năng có dị vật trong đường hô hấp, tiếp đó nới lỏng thắt lưng hoặc giải phóng quần áo đang bó chặt cơ thể nạn nhân, yêu cầu mọi người xung quanh không tụ tập quá gần.

Các hành động trên nhằm chắc chắn rằng người bị ngất có đủ không khí trong lành để thở.

Bước 3:

Bạn cố gắng giúp nạn nhân hồi tỉnh lại bằng cách gọi nạn nhân, vẩy nước lạnh lên mặt, đắp khăn lạnh lên trán hoặc tát vào má.

Bước 4:

Nếu nạn nhân bị ngất xỉu không tỉnh lại trong một phút thì bạn hãy gọi cho cấp cứu.

Bước 5:

Nếu nạn nhân tỉnh lại sau khi bạn đã gọi cấp cứu thì vẫn để nạn nhân nằm nghiêng và duỗi dài thân người cho đến khi nhân viên y tế đến nơi.

Đồng thời, bạn cần trò chuyện với nạn nhân, hỏi xem nạn nhân có các triệu chứng như nhức đầu, đau lưng, tức ngực khó thở, đau bụng, mệt mỏi không. Bởi lẽ, những vấn đề này có thể chỉ ra nguyên nhân nghiêm trọng đứng đằng sau cơn ngất xỉu.

Một số bài thuốc Nam có thể đem lại hiệu quả trong việc chữa ngất:

– Gây hắt hơi: Quả bồ kết nướng giòn, tán mịn, thổi nhẹ vào 2 lỗ mũi; hoặc đốt bồ kết, thổi khói vào 2 lỗ mũi. Cũng có thể dùng lông gà ngoáy kích thích niêm mạc trong mũi để gây hắt hơi.

– Nếu chân tay lạnh, dùng gừng tươi 12 g, tỏi 4 g giã nhỏ, cho thêm 20 ml nước sôi, vắt lấy nước, lọc trong, sau đó cho thêm 5 ml rượu trắng, khuấy đều cho uống.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn