Khoản đầu tư thứ nhất: Đầu tư vào chính mình, phát triển bản thân
Đầu tư tiền để phát triển chính bản thân, mở mang tri thức cho mình thì đó là sự đầu tư lời lãi nhất.
Sẽ có những người có thể phản bác cho rằng: Ngay cả cơm ăn 3 bữa còn không no, nợ nần chồng chất thì lấy tiền đâu mà học.
Hơn nữa, học hành cũng không phải lập tức là học được ngay, nhất định phải có một quá trình thì mới có hiệu quả.
Nếu hoàn cảnh của bạn thực sự nghèo rớt mồng tơi thì cơ hội thoát nghèo duy nhất chỉ có thể dựa vào kiến thức và tư duy của bạn mà thôi. Kiến thức nghèo nàn thì cơ hội thoát nghèo cũng sẽ nghèo nàn.
Thế nên có nhiều người xung quanh chúng ta sống sốt đời vì kiếm tiền mà khổ não, lý do là họ không nhìn rõ được sự thật. Nếu không có khả năng ''nhìn xa trông rộng'', không có kiến thức để nâng cao giá trị bản thân, bạn sẽ rất khó tìm ra cơ hội ''chuyển mình''.
Khoản đầu tư thứ 2: Hiếu thuận với cha mẹ
Tiền hiếu thuận ở đây chính là tiền mà mỗi người cần dành ra để chu cấp và biếu bố mẹ. Đây là khoản tiền không thể không tiêu.
Có thể sẽ có người cho rằng khi bản thân mình còn chưa giàu, tiêu còn chưa đủ hoặc vẫn còn nợ nần chồng chất, về cơ bản không có tiền để biếu bố mẹ đều đặn; cũng có người có thể sẽ nói gia đình mình khá giả, bố mẹ cũng đã đủ tiền tiêu, không cần phải biếu thêm…
Nhưng bố mẹ chưa bao giờ vì thiếu tiền mà khong nuôi các bạn nên người, khôn lớn. Dù có nghèo đến đâu họ cũng cố hết sức để nuôi con cái trưởng thành
Vậy nên dù ở giai đoạn nào, dù khó khăn ra sao cũng phải nhớ kỹ tiền hiếu thuận với bố mẹ là không thể tiết kiệm.
Nếu như bạn thực sự thiếu thốn về vật chất, không thể bù đắp cho bố mẹ bằng tiền bạc, vậy thì hãy nhớ, chí ít cũng phải làm tròn chữ hiếu bằng trái tim, bằng tình cảm, sự ân cần chăm sóc hỏi han...
Khoản đầu tư thứ 3: Tri ân xã hội, tri ân cá nhân
Cuộc sống này cho đi càng nhiều thì sẽ nhận về càng nhiều. Dù điều kiện sống của chúng ta có nghèo đến đâu thì xung quanh chúng ta vẫn luôn có những người bất hạnh hơn chúng ta rất nhiều. Sống ở đời, nhất định phải có tấm lòng biết suy nghĩ cho người khác.
Nhiều người nghèo nghĩ rằng khi nào dư tiền thì mới quyên góp nhưng đến cuối đời chúng ta chưa chắc đã đủ tiền.
Tiền cũng chính là một vòng tuần hoàn, biết cách cho đi thì cuối cùng nó sẽ trở về bên chúng ta. Cho đi, không nhất thiết là nói đến tiền bạc hay vật chất.