(Phunutoday) - Ngày 6/12 thông tin từ Viện khoa học hình sự Bộ Công An cho biết bước đầu cơ quan nghiệp vụ xác định không phát hiện có dấu vết thuốc nổ trong vụ nổ xe máy ngày 1/12 khiến một thai phụ tử vong, cháu bé 5 tuổi bị cụt chân hiện đang được điều trị tại bệnh viện Việt Đức.
,[links()]
Không có dấu hiệu thuốc nổ
Trao đổi với PV Phunutoday, ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó chánh văn phòng công an tỉnh Bắc Ninh cho biết: Hiện tại cơ quan chức năng thành phố Bắc Ninh và phòng hình sự công an tỉnh Bắc Ninh cùng phối hợp với Viện khoa học hình sự Bộ Công An điều tra nguyên nhân gây ra vụ nổ xe máy ngày 1/12 tại nhà chị Nguyễn Thị Quỳnh (SN 1982, xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh).
Theo thông tin mới nhận từ Viện Khoa học Hình sự Bộ công an sau khi xuống hiện trường và thu thập các dấu vết đã xác định tại hiện trường không phát hiện có dấu vết thuốc nổ. Vị trí phát nổ là bình ắc quy tiếp giáp với bình xăng.
Như vậy cơ bản có thể kết luận vụ nổ không phải do cài mìn, thuốc nổ để ám sát do thù oán cá nhân.
3 kịch bản phát nổ
Trong khi đó, theo TS Đinh Ngọc Ân, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ ô tô và xe máy, trưởng bộ môn cơ khí động lực của trường Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên sau khi mổ xẻ nhiều nguyên nhân về mặt khoa học công nghệ và kỹ thuật có thể xảy ra hiện tượng cháy, sau đó gây nổ ở xe máy nhưng sức công phá của nó không đến mức kinh khủng như sự việc xảy ra vào ngày 1/12 tại Bắc Ninh.
Đứng trên quan điểm của một chuyên gia, thầy Ân đưa ra 3 khả năng có thể gây nên cơ chế cháy nổ xe máy dream của nạn nhân Nguyễn Thị Quỳnh (SN 1982, trú tại thôn Sơn Nam - xã Nam Sơn - TP Bắc Ninh)
Khả năng thứ nhất: do cấu tạo ở bên trong xe máy có cảm biến báo mức xăng nằm ở trong thùng xăng. Ở vị trí đó có một biến trở, khi phao xăng nổi lên nổi xuống, cái tích điểm của biến trở sẽ trượt trượt đi trượt lại trên điện trở làm thay đổi biến trở, đưa tín hiệu lên đồng hồ báo mức xăng trên đồng hồ. Về nguyên tắc trên đồng hồ có một nguồn điện rất nhỏ nên khả năng sinh ra tia lửa cũng rất khó.
Ngoài ra, khả năng cháy cũng có thể xảy ra trong trường hợp do xăng trong thùng bị cạn. Khi đó cái phao đó sẽ nổi lên, biến trở sẽ tiếp xúc kém thì nó có thể sinh ra tia lửa, tia lửa gặp hơi xăng trong thùng xăng thì nó có thể tự nổ. Cái đó cũng là nguyên nhân, nhưng thực ra tia lửa nó chỉ sinh ra trong trường hợp điện áp tương đối cao và dòng điện lớn một chút (tức là nó vào khoảng từ 0,5 A trở lên thì mới sinh ra tia lửa) còn nếu dòng điện nhỏ thì nó sẽ khó sinh ra.
Tuy nhiên, một khả năng đó có thể xảy ra do nguồn điện áp của máy phát điện có thể vì một lý do nào đó cao hơn, làm cho điện áp tăng lên thì nó có thể sinh ra tia lửa và nó kích nổ.
Khả năng thứ hai: khi lượng xăng trong bình không còn ở mức đầy, và trong quá trình xe chạy các lớp xăng bị xóc, cọ với nhau (giống như mình mặc áo len với áo dạ) sinh ra trường tích điện. Cụ thể một lớp xăng mang điện tích dương, một lớp xăng mang điện tích âm, hai lớp xăng cọ xát với nhau sinh ra tia lửa điện và nó làm cháy nổ.
Bình thường, hiện tượng đó có thể xảy ra, nhưng khả năng rất ít, chỉ xảy ra trong trường hợp bình xăng không đầy lắm, chiếc xe di chuyển trên đường đi rất xóc, hoặc khi đang chạy xe có hiện tượng rồ ga, giật đi giật lại thì nó mới tạo ra sóng ở trong xăng thì tia lửa mới sinh ra.
Khả năng thứ ba: có thể trong quá trình sử dụng có thể bị rò rỉ nhiên liệu. Với chiếc xe Honda Dream mới sử dụng trong vòng 6 tháng, việc rò rỉ nhiên liệu có thể do ống dẫn nhiên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, hoặc quá trình lắp ráp người kỹ thuật đã đánh tráo dây dẫn của chính hãng sang dây dẫn của Trung Quốc kém chất lượng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật gây rò rỉ nhiên liệu.
Hơn nữa, đấu nối điện trên ác quy thường có hai dây, một dây mang cực âm của ác quy nối với phần sắt của khung xe, một dây mang cực dương được bắt đến đến rơ - le đề và khóa điện. Ở đó, nó được bắt bằng một con vít, có thể xảy ra trường hợp khi bảo dưỡng người thợ đã bắt không chặt, khi người sử dụng bấm vào nút đề thì khi đó sẽ sinh ra tia lửa điện. Đúng lúc, xăng bị rò rỉ ra gặp tia lửa điện thì gây cháy, sau đó xảy ra nổ.
Mặc dù, đã đưa ra 3 nguyên nhân về mặt khoa học và công nghệ có thể gây nên hiện tượng cháy nổ ở xe máy trong quá trình sử dụng, nhưng TS Ân khẳng định nếu có xảy ra nổ thì mức công phá của nó không ghê gớm đến mức từng mảnh vỡ xe máy bắn thủng tường, làm cụt chân cháu bé, một sản phụ tử vong như trong vụ việc xảy ra vào sáng ngày 1/12.
“Về mặt khoa học, kỹ thuật khó có thể gây nên hiện tượng nổ như thế, do đó, không thể loại trừ nguyên nhân khác mang tính xã hội”, TS Ân cho biết thêm.
,[links()]
Không có dấu hiệu thuốc nổ
Trao đổi với PV Phunutoday, ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó chánh văn phòng công an tỉnh Bắc Ninh cho biết: Hiện tại cơ quan chức năng thành phố Bắc Ninh và phòng hình sự công an tỉnh Bắc Ninh cùng phối hợp với Viện khoa học hình sự Bộ Công An điều tra nguyên nhân gây ra vụ nổ xe máy ngày 1/12 tại nhà chị Nguyễn Thị Quỳnh (SN 1982, xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh).
Theo thông tin mới nhận từ Viện Khoa học Hình sự Bộ công an sau khi xuống hiện trường và thu thập các dấu vết đã xác định tại hiện trường không phát hiện có dấu vết thuốc nổ. Vị trí phát nổ là bình ắc quy tiếp giáp với bình xăng.
Chiếc xe của nạn nhân tại hiện trường. (nguồn: VNE) |
Như vậy cơ bản có thể kết luận vụ nổ không phải do cài mìn, thuốc nổ để ám sát do thù oán cá nhân.
3 kịch bản phát nổ
Trong khi đó, theo TS Đinh Ngọc Ân, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ ô tô và xe máy, trưởng bộ môn cơ khí động lực của trường Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên sau khi mổ xẻ nhiều nguyên nhân về mặt khoa học công nghệ và kỹ thuật có thể xảy ra hiện tượng cháy, sau đó gây nổ ở xe máy nhưng sức công phá của nó không đến mức kinh khủng như sự việc xảy ra vào ngày 1/12 tại Bắc Ninh.
Đứng trên quan điểm của một chuyên gia, thầy Ân đưa ra 3 khả năng có thể gây nên cơ chế cháy nổ xe máy dream của nạn nhân Nguyễn Thị Quỳnh (SN 1982, trú tại thôn Sơn Nam - xã Nam Sơn - TP Bắc Ninh)
Khả năng thứ nhất: do cấu tạo ở bên trong xe máy có cảm biến báo mức xăng nằm ở trong thùng xăng. Ở vị trí đó có một biến trở, khi phao xăng nổi lên nổi xuống, cái tích điểm của biến trở sẽ trượt trượt đi trượt lại trên điện trở làm thay đổi biến trở, đưa tín hiệu lên đồng hồ báo mức xăng trên đồng hồ. Về nguyên tắc trên đồng hồ có một nguồn điện rất nhỏ nên khả năng sinh ra tia lửa cũng rất khó.
Ngoài ra, khả năng cháy cũng có thể xảy ra trong trường hợp do xăng trong thùng bị cạn. Khi đó cái phao đó sẽ nổi lên, biến trở sẽ tiếp xúc kém thì nó có thể sinh ra tia lửa, tia lửa gặp hơi xăng trong thùng xăng thì nó có thể tự nổ. Cái đó cũng là nguyên nhân, nhưng thực ra tia lửa nó chỉ sinh ra trong trường hợp điện áp tương đối cao và dòng điện lớn một chút (tức là nó vào khoảng từ 0,5 A trở lên thì mới sinh ra tia lửa) còn nếu dòng điện nhỏ thì nó sẽ khó sinh ra.
Tuy nhiên, một khả năng đó có thể xảy ra do nguồn điện áp của máy phát điện có thể vì một lý do nào đó cao hơn, làm cho điện áp tăng lên thì nó có thể sinh ra tia lửa và nó kích nổ.
Khả năng thứ hai: khi lượng xăng trong bình không còn ở mức đầy, và trong quá trình xe chạy các lớp xăng bị xóc, cọ với nhau (giống như mình mặc áo len với áo dạ) sinh ra trường tích điện. Cụ thể một lớp xăng mang điện tích dương, một lớp xăng mang điện tích âm, hai lớp xăng cọ xát với nhau sinh ra tia lửa điện và nó làm cháy nổ.
Bình thường, hiện tượng đó có thể xảy ra, nhưng khả năng rất ít, chỉ xảy ra trong trường hợp bình xăng không đầy lắm, chiếc xe di chuyển trên đường đi rất xóc, hoặc khi đang chạy xe có hiện tượng rồ ga, giật đi giật lại thì nó mới tạo ra sóng ở trong xăng thì tia lửa mới sinh ra.
Khả năng thứ ba: có thể trong quá trình sử dụng có thể bị rò rỉ nhiên liệu. Với chiếc xe Honda Dream mới sử dụng trong vòng 6 tháng, việc rò rỉ nhiên liệu có thể do ống dẫn nhiên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, hoặc quá trình lắp ráp người kỹ thuật đã đánh tráo dây dẫn của chính hãng sang dây dẫn của Trung Quốc kém chất lượng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật gây rò rỉ nhiên liệu.
Hơn nữa, đấu nối điện trên ác quy thường có hai dây, một dây mang cực âm của ác quy nối với phần sắt của khung xe, một dây mang cực dương được bắt đến đến rơ - le đề và khóa điện. Ở đó, nó được bắt bằng một con vít, có thể xảy ra trường hợp khi bảo dưỡng người thợ đã bắt không chặt, khi người sử dụng bấm vào nút đề thì khi đó sẽ sinh ra tia lửa điện. Đúng lúc, xăng bị rò rỉ ra gặp tia lửa điện thì gây cháy, sau đó xảy ra nổ.
Mặc dù, đã đưa ra 3 nguyên nhân về mặt khoa học và công nghệ có thể gây nên hiện tượng cháy nổ ở xe máy trong quá trình sử dụng, nhưng TS Ân khẳng định nếu có xảy ra nổ thì mức công phá của nó không ghê gớm đến mức từng mảnh vỡ xe máy bắn thủng tường, làm cụt chân cháu bé, một sản phụ tử vong như trong vụ việc xảy ra vào sáng ngày 1/12.
“Về mặt khoa học, kỹ thuật khó có thể gây nên hiện tượng nổ như thế, do đó, không thể loại trừ nguyên nhân khác mang tính xã hội”, TS Ân cho biết thêm.
- Minh Nhật - Hoàng Thu
.