3 kiểu người càng gặp càng phải 'sống ác', 2 kiểu người tuyệt đối đừng kết thâm giao

12:39, Thứ sáu 17/02/2023

( PHUNUTODAY ) - Với việc đối nhân xử thế ở đời, có những kiểu người tốt nhất bạn không nên hào phóng đối tốt hay kết thâm tình, bởi chỉ mang lại vận hạn mà thôi.

3 kiểu người dưới đây, chúng ta không cần thiết phải tỏ ra nhã nhặn, tươi cười hồ hởi:

Kiểu người tham lam luôn muốn chiếm phần hơn, đẩy phần thiệt thòi cho người khác

Làm người, nếu như có chịu thiệt thòi một chút cũng chớ vội lo lắng, nhưng cần phải hiểu rõ rằng, cần phải cách ly, tránh thâm giao với người vừa cố chiếm đoạt chút lợi ích dù nhỏ nhoi từ bạn.

Người thực sự yêu quý và hiểu bạn sẽ không bao giờ làm việc đó, không bao giờ để bạn chịu thiệt thòi.

Thế nên với những người thường xuyên cố chiếm phần hơn, đẩy phần thiệt lại cho người khác, chúng ta không cần thiết phải đối đãi họ bằng thái độ vui vẻ, tươi cười.

Thời đại này không có ai thực sự ngốc nghếch. Anh chiếm được phần hơn từ tôi chẳng qua là bởi tôi coi anh là bạn, tôi cho mình một cơ hội đối xử chân thành với anh mà thôi.

Còn nếu như anh coi đó là thành tích, là niềm vui, liên tục đẩy phần thiệt thòi về phía tôi, lẽ dĩ nhiên tôi chẳng thể vui vẻ với anh mãi được.

13

Kiểu người nói lời độc địa

Người xưa nói "cái miệng là cánh cửa của tâm hồn", miệng lưỡi phun những lời cay độc thì tâm chắc hẳn cũng khó mà thiện lương.

Trong cuộc sống, có không ít người thường vẫn nhầm lẫn, coi những lời ác khẩu là lời nói thẳng nói thật, nhưng nói thẳng nói thật không có nghĩa là không hiểu đạo lý, không có nghĩa là làm tổn hại lợi ích của người khác.

Ngôn ngữ là thứ có thể phản ánh rõ nội tâm của con người. Một người thường xuyên chèn ép, châm biếm bạn thì rõ ràng người đó không có ý định tử tế với bạn.

Vì thế nên với những người ăn nói thô thiển độc địa, không cần phải lịch sự khách khí.

Các nhà tâm lý học từng chỉ ra rằng, hành vi ngôn ngữ là thứ phản ánh nội tâm của con người, những lời nói buột ra lúc vô ý lại càng phản ánh rõ nội tâm thực sự.

Giữa người với người, chúng ta không nên đề cập đến những vấn đề riêng tư thiếu khuyết của người khác. Đã biết không nên nói mà vẫn nói ra, không kiểm soát bản thân, điều đó chỉ cho thấy tâm địa không mấy tốt đẹp của người đó.

Với những người thường nói năng thiếu thiện ý, thích bóc mẽ đả kích người khác như vậy, nếu bạn nhã nhặn lịch sự, họ sẽ cho rằng bạn không quan tâm, bạn "vô hại" với họ và càng lấn tới.

Hãy đanh thép và cho họ thấy rằng, những lời lẽ của họ sẽ gây ra hậu quả tiêu cực, để họ hiểu rằng không phải ai cũng nhầm lẫn coi lời họ nói là chân thành, thẳng thắn và muốn nói gì thì nói.

Kiểu người lợi dụng bạn bè

Bạn bè giúp đỡ lẫn nhau là điều dễ hiểu nhưng tuyệt đối không nên nghĩ hết cách để lợi dụng sự giúp đỡ đó.

Kết bạn là một quá trình dùng sự chân thành đổi lấy sự chân thành, nếu như ngay cả điều đó bạn cũng không muốn bỏ ra thì làm sao có thể hy vọng người khác coi mình là bạn, làm sao có thể hy vọng họ đối xử tử tế với mình.

Người coi bạn bè là nguồn lợi kếch xù, người lợi dụng rồi bán đứng bạn bè, những mẫu người đó không đáng để bạn đối đãi chân thành.

Một người lợi dụng bạn một lần, không có gì dám chắc rằng anh ta sẽ không tái diễn những lần sau. Một người bán đứng bạn một lần nhiều khả năng sẽ tiếp tục còn bán đứng bạn.

Con người sống trên đời có thể gặp rất nhiều người, chúng ta có thể kết bạn với rất nhiều người đó, hà cớ gì phải lãng phí thời gian cho kẻ chỉ biết lợi dụng mình?

Với những kẻ lợi dụng bạn, tốt nhất không nên lãng phí sự tử tế.

2 kiểu người không nên kết thâm giao

Không kết giao với những người tranh thủ "giậu đổ bìm leo", thấy người khác gặp nạn thì tranh thủ lấn lướt áp đảo.

Trong lịch sử nhà Thanh, có một thương nhân rất nổi tiếng được người người bấy giờ biết đến, đó là Hồ Tuyết Nham.

Có một câu chuyện về ông còn lưu truyền lại đến nay, đó là có một thương nhân làm ăn thất bát, cần một lượng tiền lớn để lo trang trải nợ nần.

Trong tình huống nguy cấp, người này tìm đến nhà Hồ Tuyết Nam ngỏ ý muốn bán lại sản nghiệp cho ông với mức giá rất thấp.

Thế nhưng Hồ Tuyết Nham không hề lợi dụng tình thế khó khăn của đối phương mà ép giá, thay vào đó, ông còn trả giá tương đương với giá trên thị trường khi đó để mua lại sản nghiệp của người kia.

Người làm trong nhà thắc mắc hỏi ông tại sao lại làm vậy, ông nói:

Khi cậu thực sự muốn mở chiếc ô che giúp người khác, người khác mới sẵn sàng mở ô, che cho cậu lúc khó khăn.

Sản nghiệp của người kia có thể phải mất mấy đời mới gây dựng được, nếu ta mua với giá anh ta nói, lẽ dĩ nhiên sẽ rất có lợi về mặt kinh tế nhưng rất có thể, cả đời anh ta chẳng thể thoát khỏi tình trạng túng quẫn lúc này.

Đây không đơn thuần chỉ là đầu tư mà là cứu cả một gia đình, vừa kết thêm bạn, lại không hổ thẹn với lương tâm.

Ai cũng có những lúc gặp mưa mà không có ô che, có thể giúp người khác tí nào thì hãy giúp nhiệt tình, trong lúc khó khăn hoạn nạn, giúp cho nhau mới là điều quý giá nhất.

10

Người sẵn sàng vì lợi ích của mình làm tổn hại người khác

Hai cô bạn nọ sống cùng phòng với nhau, ban đầu quan hệ giữa họ khá thân thiết nhưng về sau coi nhau như kẻ thù không đội trời chung.

Nguyên nhân dẫn đến việc này là nhà trường có kế hoạch trao đổi sinh viên đi học ở nước ngoài nhưng số lượng cho phép chỉ là 1 người. Hai cô bạn cùng phòng học lực tương đương nhau, đều có cơ hội được chọn.

Cô A lo cô B sẽ tranh mất vị trị đó của mình nên cố tình báo sai giờ thi. Kết quả là B đến điểm thi muộn, mất cơ hội cạnh tranh công bằng. Hai người vì thế mà không nhìn mặt nhau.

Trong "Khổng Tử gia ngữ", Khổng Tử nói rằng: Làm hại người khác để mưu lợi cho mình, bản thân sẽ không bao giờ gặp điều may mắn mà chỉ khiến mình gặp thêm họa mà thôi.

Khi đứng trước xung đột về lợi ích, phản ứng của một người sẽ thể hiện rõ nhân phẩm của người đó.

Tỉ phú Hồng Kông Lý Gia Thành cũng từng nói: Nếu đứng trước xung đột về lợi ích, người không bị dao động mà giữ vững được trạng thái tâm lý ban đầu sẽ có một nội tâm phóng khoáng, đức hạnh ưu tú, biết suy nghĩ cho người khác mà không so đo tính toán thiệt hơn. Người như vậy mới có thể kết thâm giao.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo