1. Lan cẩm cù
Hoa lan cẩm cù hay còn gọi là lan anh đào, có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Đông Nam Á và Úc, có tên khoa học là hoa Hoya Carnosa, thuộc họ thiên lý. Lan cẩm cù được phân bố tại các nước vùng Đông Nam Á, Châu Đại Dương và miền nam Trung Quốc.
Loài hoa này cũng rất phát triển ở Việt Nam, trải dài từ Bắc vào Nam, có khoảng 40 loài và xuất hiện nhiều nhất là ở miền Trung.
Lan cẩm cù thuộc loại cây dây leo mềm dẻo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 4-7m. Lá có hình bầu dục và đầu hơi thuôn nhọn. Hoa có dạng hình cầu, nở thành chùm hình ngôi sao 5 cánh rất đẹp và có hương thơm dễ chịu. Hoa còn rất lâu tàn, trung bình từ 7-10 ngày.
Hoa lan cẩm cù mang đến ý nghĩa yêu thương, tượng trưng cho sự tròn đầy viên mãn, nên rất phù hợp để bạn tặng cho những người thân yêu quý của mình vào các dịp đặc biệt.
Loài hoa này ưa độ ẩm cao, chịu hạn tốt, vì vậy bạn nên tưới nước cho cây 1 lần/ tuần. Bạn có thể linh hoạt tưới nước cho cây theo mùa để đảm bảo cây có độ ẩm tuyệt đối, đặc biệt chậu cây cần có lỗ thoát nước tránh bị ngập úng.
2. Hoa lan hoàng dương
Hoa lan hoàng dương là loài lan có nguồn gốc từ Châu Mỹ, có tên khoa học là Petraeovitex bambusetorum, thuộc họ hoa môi Lamiaceae, đây là loài cây thân leo rủ, sống lâu năm với chiều cao từ 50 đến 250 cm, được trồng ở nhiều nơi tại Việt Nam.
Do hoa thuộc thân leo nên thân cây rất mềm và có khả năng bám quanh các cành cây hay các vật cố định. Lá của cây hoa có dạng bầu dục, hơi nhọn phần đầu, phiến lá màu xanh đậm và bóng.
Cây ra hoa liên tục từ mùa thu sang mùa xuân nếu được chăm sóc kỹ, cây ra hoa thường mọc theo chùm, có màu vàng bắt mắt, dây rủ xuống như những chiếc đèn chùm nên đây là điểm mà nhiều người ưa thích. Cùng với việc dễ trồng và trồng ở bất cứ đâu cố định mà cây có thể bám vào như lan can, hàng rào hoặc tạo giàn leo cho cây.
Cái tên “hoàng dương” nghĩa là sự hồi sinh, sức sống. Trong dân gian có câu nói “mượn xác hoàng dương” ý chỉ sống lại 1 lần trong đời dù đó chính là ánh chiều tà của cuối dòng đời.
Cùng với đặc điểm hoa màu vàng sậm, sặc sỡ cùng kết thành chuỗi khi ra hoa làm liên tưởng đến sự tiếp nối, gắn kết nên lan hoàng dương còn mang ý nghĩa đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, hòa thuận của gia đình. Đồng thời, nó còn tượng trưng cho tài lộc, phú quý và may mắn bởi từng chùm hoa nhìn như những chùm đồng tiền.
3. Hoa lồng đèn
Tên khoa học của hoa lồng đèn là Fuchsia, có nguồn gốc bắt nguồn từ các vùng núi rừng Trung-Nam Mỹ. Loại hoa này rất được người bản địa ưa thích và thường được trồng làm cảnh trước hiên nhà. Là loại hoa ưa khí hậu mát mẻ nên chúng thường được trồng nhiều ở Đà Lạt, Mộc Châu, Sapa,…
Cái tên hoa lồng đèn hay hoa đăng đều đã thể hiện rõ hình thái của hoa như chiếc đèn lồng, đang tỏa ra ánh sáng của niềm tin và hy vọng. Người ta luôn tin rằng biểu tượng của tri thức giống như chiếc đèn, soi sáng tư duy và mở lối những con đường tăm tối, dẫn lối cho bạn luôn lạc quan hướng về phía trước.
Sự phát triển của hoa lồng đèn phụ thuộc nhiều vào đất trồng, chúng cần được sinh trưởng trong đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp với độ pH 6 và giữ ẩm tốt. Loài hoa này thích được đặt nơi đón nắng sớm, thông thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp.
Vì vậy, bạn có thể trang trí ở ban công, phòng khách, bàn làm việc hay quán cafe… Nếu trồng trong nhà, nên cho cây phơi nắng vào buổi sáng khoảng 3-4 ngày/tuần hoặc chọn vị trí có nắng khuếch tán như cửa kính, cửa sổ là được.
Hoa lồng đèn sinh trưởng không cần quá nhiều nước, nhưng độ ẩm nên được duy trì từ 60-70%. Nên dùng vòi hoa sen tưới nhẹ xung quanh gốc 1-2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát, tránh tưới lúc giữa trưa kẻo làm hỏng hệ thống rễ. Không tưới lên hoa hoặc tưới quá đẫm dễ làm thối gốc, thối lá và gây chết cây.