Người xưa có câu “Lưng dài phò tá vua, chân dài bôn ba khắp chốn”. Ý nghĩa của câu nói này là gì?

23:03, Thứ năm 19/09/2024

( PHUNUTODAY ) - Người xưa có câu “Lưng dài phò tá vua, chân dài bôn ba khắp chốn”, câu nói này không chỉ là kinh nghiệm sống, mà còn phản ánh thẩm mỹ của tổ tiên ngày xưa. Ý nghĩa của câu nói này là gì?

Ý nghĩa của câu “Lưng dài phò tá vua, chân dài bôn ba khắp chốn”

Hiểu theo nghĩa đen câu cổ nhân dặn chính là: Người có thân trên dài thường có sự nghiệp tốt, cuộc sống tốt, không phải lo lắng việc kiếm sống hằng ngày. Còn người có chân dài thì số khổ hơn, hàng ngày phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi để kiếm sống.

Người có thân dài thì ra làm quan, hay là người có sự nghiệp tốt. (Ảnh minh họa)

Người có thân dài thì ra làm quan, hay là người có sự nghiệp tốt. (Ảnh minh họa)

Tại sao cổ nhân dặn “Lưng dài phò tá vua, chân dài bôn ba khắp chốn”? Đó là vì quan điểm của người xưa trái ngược với quan điểm của người đương thời.

Người xưa cho rằng “Yêu trường thối đoản” nghĩa là “eo dài chân ngắn”. Còn ngày nay, thẩm mỹ của chúng ta chuộng chân dài hơn, thậm chí nhiều người còn tìm mọi cách để sở hữu được cặp chân dài.

Thời xưa, tổ tiên ta đều ngồi quỳ, nên chỉ những người có thân trên dài và to sau khi ngồi xuống mới chứng tỏ được uy nghiêm. Cổ nhân cũng tin rằng, những người có tướng làm vua, làm tướng thường có những đặc điểm cơ thể khác với người thường.

Tăng Quốc Phiên đã từng nói rằng “Ngũ đoản đa quý, lưỡng đại bất dương” có nghĩa là "Năm dáng ngắn thường có cơ hội giàu sang, người có đôi chân dài quá mức thường không gặt hái được thành công".

Phong tục của dân gian lúc nào cũng có những sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt. Ví như Đức Phật có dái tai rất to, theo dân gian thì đây là biểu hiện của lòng nhân hậu, tâm linh và địa vị cao. Nếu bạn có dái tai to, dày và lớn thì là người cực kỳ may mắn, cuộc sống lúc nào cũng trơn tru, khi gặp khó khăn sẽ có quý nhân phù trợ.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc