3 ngày Tết kiêng kỵ điều gì?

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là những điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm theo quan niệm của người xưa để giúp bạn có một năm 2017 may mắn, thành công và thịnh vượng.

3 ngày Tết kiêng kỵ điều gì?

Theo phong tục, vào những ngày đầu năm mới, người Việt thường kiêng kỵ một số điều để cả năm gặp nhiều may mắn.

Kiêng khóc lóc, buồn tủi, bực tức

Điều này thật dễ hiểu, vì đây là những hành động không hay mà bất cứ ai cũng không muốn làm vào dịp Tết. Nhưng nếu bất đắc dĩ phải rơi vào hoàn cảnh không vui, chúng ta nên cố gắng kìm chế để hưởng thụ một năm mới trọn vẹn niềm vui bên người thân, bạn bè, gia đình.

Và đặc biệt trong ngày Tết nếu ai khóc, buồn bã và bực tức thì cả năm sẽ phải khóc, có nhiều chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ. Vì thế người ta kiêng kỵ điều này để tránh gặp phải xui xẻo cả năm.

3 ngay Tet kiêng ky dieu gi phunutoday.vn 1

 

Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm

Chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu hoặc cấp bách, người ta mới nghĩ đến chuyện vay mượn tiền bạc hoặc đồ dùng của người khác. Và đây là vấn đề khá tế nhị mà người Việt luôn quan tâm, chú ý để tránh mất lòng nhau.

Người xưa dạy, không nên vay hoặc cho tiền bạc, đồ đạc vào những ngày đầu năm mới vì sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu cả năm. Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.

Trong gia đình, ông bà, cha mẹ thường răn dạy con cháu trong dịp tết không nên vay tiền hay mượn đồ đạc của người khác, để tránh cho cả năm sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần, không may mắn trong công việc, làm ăn.

Tiền chính tài lộc của bạn, năm mới nếu bạn mượn tiền bạc là xem như bạn sẽ bị túng thiếu cả năm. Vì vậy, bạn nên nhớ không nên mượn tiền của mọi người vào những ngày đầu năm.

Kiêng ăn thịt chó, cá mè, vịt, trái chuối…

Là những loài mà tên gọi của nó gắn liền với những điều không may lành như “trượt vỏ chuối”…

Tùy từng vùng miền mà người dân lại kiêng kỵ những món ăn khác nhau. Tuy nhiên, trong năm mới, người dân 3 cả miền trên cả nước đều kiêng ăn mực, ăn thịt chó vì cho rằng như thế sẽ đen đủi cả năm.

Người miền Trung kiêng ăn trứng vịt lộn, cá mè vì sợ đen đủi. Kiêng ăn đu đủ vì nghe như “thù đủ”.

Người miền Nam kiêng ăn tôm, ăn cua vì sợ công việc không suôn sẻ, con cái khó dạy bảo. Ngoài ra, người miền Nam kiêng ăn chuối dịp đầu năm do âm chuối đọc chệch thành chúi (chúc xuống chứ không tiến lên), kiêng lê vì sợ lê lết, kiêng cam vì sợ bị oan sai.

Không làm vỡ đồ đạc

Theo quan niệm của ông bà, Tổ tiên thì làm vỡ đồ đạc là sự chia ly, đau khổ và là một điềm báo không tốt cho cho gia đình bạn trong năm mới.

Vì vậy, bạn hãy cẩn thận với mọi đồ đạc trong gia đình để gia đình bạn sẽ không phải cãi vã nhau hay có chuyện buồn đáng tiếc xảy ra.

Vỡ bát đĩa, ấm chén hoặc cãi nhau, chửi tục, khóc lóc, buồn tủi, nói điều xui rủi…sẽ khiến gia đình bất hòa, chia rẽ.

3 ngay Tet kiêng ky dieu gi phunutoday.vn 3

 3 ngày Tết kiêng kỵ điều gì?

Không mặc quần áo màu đen- trắng

Với người Việt Nam, màu đen- trắng tượng trưng cho sự tang tóc nên vào ngày Tết thường tránh mặc quần áo nhiều màu đen hoặc trắng. Những ngày Tết, mọi người thường mặc quần áo nhiều màu sắc, tươi trẻ để mong muốn một năm mới may mắn, vui vẻ.

Kiêng nói những điều xui

Những phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, bạn đừng nên nói những từ xui xẻo như "Chết mất" hay " Tiêu rồi","Hỏng rồi". Đó là những từ không may mắn, thay vào đó bạn nên nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.

Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa

Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.

Kiêng giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2

Theo tín ngưỡng dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh của thủy thần nên cần kiêng giặt quần áo để không mạo phạm đến thần, dẫn đến gặp xui xẻo. Thực ra, người xưa chẳng có nhiều quần áo để giặt, và ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, tiết trời lạnh, việc ngừng giặt hai ngày cũng chẳng mấy ảnh hưởng đến họ.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn