Không chịu thua bất cứ điều gì
Khi còn nhỏ một em bé không chịu thua bất cứ điều gì được cha mẹ vui mừng bởi nghĩ rằng lớn lên bé sẽ có nghị lực kiên cường mạnh mẽ. Nhưng thực chất, càng lớn tính cách này sẽ khiến cho cha mẹ phải đau đầu bởi bé quá mạnh mẽ và ương bướng khi muốn làm điều gì dù đúng hay sai cũng sẽ tìm cách thực hiện bất chấp cha mẹ phản đối. Việc không chấp nhận thua cuộc lại là phản ứng gay gắt, cay cú, khóc lóc và giãy nảy lên vì mình thua.
Khi lớn lên, đứa trẻ có tính cách này sẽ bắt mọi người làm theo ý mình và thường là người ích kỷ, sống biệt lập và khó hòa nhập trong môi trường tập thể làm việc nhóm.
Mồm miệng đỡ chân tay
Những em bé lúc nhỏ khéo ăn nói dù không tài giỏi không chăm chỉ các cụ thường bảo là mồm miệng đỡ chân tay. Với một đứa trẻ thì việc đó sẽ được người lớn yêu thích cho đó là sự thông minh, khéo léo của bé.
Tuy nhiên khi càng lớn tính cách này sẽ càng làm người xung quanh khó chịu bởi đó là thói xấu của những kẻ nịnh bợ, khéo mồm miệng nhưng ít làm lại được các sếp trọng dụng và thăng tiến hơn những người chính trực, thẳng thắn. Một người sống không thật sớm muộn cũng bị tẩy chay, nên việc bé có tính cách này sớm muốn cũng bị mọi người xung quanh không yêu mến cần dạy con sống trung thực sẽ tốt hơn.
Trẻ khá tiết kiệm
Những em bé khi nhỏ biết tiết kiệm luôn được cha mẹ và những người xung quanh yêu mến. Bởi tiết kiệm là tính tốt với bất kỳ ai trong cuộc sống này. Tuy nhiên, nếu bé luôn luôn tiết kiệm một cách thái quá thì sẽ thành ki bo, keo kiệt lớn lên tính cách này sẽ làm bé bị những người xung quanh xa lánh.
Bởi chẳng ai thích chơi với một người chẳng muốn cho ai cái gì, cái gì cũng tính toán chi li, từng đồng từng hào một. Vì vậy, khi dạy trẻ tiết kiệm bạn cũng cần nhắc nhở con những điều cần làm cần tiết kiệm và khi nào cần hào phóng chi tiên tiền để bé không chỉ học tiết kiệm mà con biết cách tiêu tiền đúng lúc đúng chỗ.