Câu chuyện bắt đầu từ một giấc mơ khủng khiếp
Tống Thị Quyên là vợ của Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh - con trai cả của vua Gia Long. Đương thời, Tống Thị Quyên nổi tiếng là một vị mỹ nhân tuyệt sắc, làn thu thủy nét xuân sơn, hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Vậy nên, Tống Thị rất được Thái Tử Cảnh sủng hạnh, cuộc sống của hai người vô cùng yên ả và hạnh phúc. Thế nhưng, sau mấy ngày hạ sinh người con trai là Mỹ Đường, Tống Thị có một giấc mơ vô cùng khủng khiếp.
Bà mơ thấy mình bị nhấn chìm trong một biển nước đen ngòm, ngầu đục. Dù Tống Thị cố sức vùng vẫy đến mức nào, biển càng nới rộng, bà chìm xuống càng sâu, đau đớn vô cùng. Tống thị hốt hoàng tỉnh dậy, kể lại cho Thái Từ nghe. Nghĩ vợ lo nghĩ quá nhiều, ngài bên ôm lấy Tống Thị vào lòng, vỗ về an ủi: “Ái phi chớ quá lo lắng mà có hại cho sức khỏe. Ta sẽ luôn ở bên cạnh bảo vệ nàng đến hơi thở cuối cùng".
Thế nhưng, đến mùa xuân năm 1801, Thái tử Cảnh bị bệnh đậu mùa rồi qua đời. Hưởng dương 21 tuổi. Đây chính là thời điểm bi kịch oan khuất của Tống Thị thực sự bắt đầu.
Mối oan thông dâm với con ruột thấu tận trời xanh
Sau khi Thái tử Cảnh qua đời, Hoàng tử Đảm - em trai của Nguyễn Phúc Cảnh, được vua Gia Long chọn nối ngôi, tức là vua Minh Mạng. Đại Nam chính biên liệt truyện ghi lại:
"Vào năm Minh Mạng thứ 5, có người tố cáo với đức vua, Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột là Tống Thị Quyên... Minh Mạng vô cùng giận: "Hành vi của chúng còn hơn chó lợn. Tống thị bị dìm chết. Ngươi hãy thi hành ngay lệnh của ta. Còn Mỹ Đường, nể tình anh trai mà tha tội, nhưng không được phép xuất hiện trước nhưng từ nay, ta không muốn nhìn thấy nó nữa".
Sau đó, Mỹ Đường bị giáng xuống làm thứ nhân, vì quá đau buồn, nên đã sinh bệnh qua đời. Còn Tống Thị Quyên bị áp giải vào đại lao trong bộ dạng tóc tai rũ rượi, không bị xiềng xích, ăn uống đầy đủ, có giường đệm tử tế, nhưng không được phép lên tiếng, phải ôm ấm ức trong lòng cho đến ngày tử hình. Kết cục, Tống Thị phải thừa nhận tội lỗi mình không làm và bị dìm nước cho đến chết vô cùng đau đớn.
Hậu thế giải oan
Các sử gia cho rằng, dù đã ngồi vững trên ngai, nhưng với bản tính đa nghi, Minh Mạng vẫn quyết tâm "diệt cỏ phải diệt tận gốc". Theo Việt sử giai thoại, tác giả Nguyễn Khắc Thuần bình luận: "Thời ấy, có hai tội thuộc hàng đại ác không thể tha, ấy là bất trung và thất đức. Bất trung thì Mỹ Đường chẳng có biểu hiện gì, vậy thì Minh Mạng muốn trừ bỏ cái gai trong mắt, ắt phải khép Mỹ Đường vào tột thất đức là thông dâm với mẹ. Giá Mỹ Đường chẳng phải cháu đích tôn của Gia Long thì đời sẽ trôi qua bình yên".
Vụ án này vẫn còn nhiều mập mờ, không có người tố cáo, xử lý quá nhanh gọn. Theo các sử gia, chẳng hạn Mỹ Đường là người dâm loạn, nhưng là hoàng thân quốc thích, thiếu gì mỹ nữ xinh đẹp hầu hạ? Thậm chí cốt cách của ông bấy giờ còn được đánh giá là bậc chính nhân quân tử? Còn Tống thị, một nữ nhân xuất thân gia giáo, hiểu đạo nghĩa, liệu có làm chuyện đồi bại với chính con ruột không?
Xem thêm phần 1 tại đây: "Yêu quái đội lốt người" ám sát vua