Không thành vấn đề
Nếu như có ai đó nhờ vả bạn làm gì đó, hay cảm ơn bạn vì đã giúp họ và bạn nói rằng không có vấn đề gì. Điều đó có nghĩa là lời nói cảm ơn của họ trở thành vấn đề. Điều này khiến bạn có cảm giác như họ đang ở trên đầu bạn và có thể sai khiến bạn hết lần này đến lần khác.
Chúng ta cần hiểu mối quan hệ nào cũng cần có sự bình đẳng, ngay cả khi đó là sếp hay nhân viên. Nếu bạn muốn giúp đỡ ai đó thì thay vì nói không thành vấn đề thì hãy từ chối nhẹ nhàng, bằng cách khen ngợi họ nhiều hơn.
Thật không công bằng
Cuộc đời này vốn dĩ không có công bằng. Nhưng nói rằng mọi thứ không công bằng có nghĩa là bạn nên tin mọi thứ bình đẳng, điều này khiến bạn trở nên trẻ con, thiếu sự hiểu biết.
Bạn không muốn hình tượng của chính mình xấu đi trong mắt mọi người, hãy quan sát thực tế, có thiện chí xây dựng và bỏ qua việc giải thích.
Thay vì nói rằng bản thân phải nhận lấy sự bất công thì bạn có thể nói: "Tôi muốn biết lý do tại sao bạn cảm thấy rằng tôi không phải là một người phù hợp, bởi vì tôi có thể cố gắng phát triển những kỹ năng đó."
"Tôi vẫn luôn làm theo cách đó"
Thất bại lớn nhất trong cuộc đời chính là sự bảo thủ của bản thân. Bảo thủ chính là việc người ta chẳng muốn nghe bất cứ lời khuyên từ ai, lúc nào cho rằng mình đúng. Không chấp nhận sự thật, không chịu nhận mình sai mà thích cãi cùn.
Người bảo thủ thường từ chối lắng nghe và bướng bỉnh khiến họ khó chấp nhận cái mới và cứ phải sống mãi trong lối nghĩ cũ, khó thay đổi, không linh động. Thậm chí dù biết mình sai vẫn cố chấp bảo vệ cái tôi cá nhân thay vì chấp nhận ý kiến và thay đổi.
Người bảo thủ cũng chẳng bao giờ dám nhận sai lầm. Thế nên đừng bảo thủ trong công việc, thế giới này thay đổi mỗi ngày, những điều bạn nghĩ hôm qua thì hôm nay có thể nó chẳng phù hợp nữa.
"Đó không phải lỗi của tôi!"
Rất nhiều người có thói quen bản thân làm sai nhưng không nhận rồi chọn cách đổ lỗi cho người khác. Đổ lỗi dần trở thành thói quen trong xã hội ngày nay. Thậm chí đôi khi chúng ta không nhận ra mình đã và đang trở thành một phần của "văn hoá đổ lỗi".
Khi bạn đùn đẩy trách nhiệm cho ai thì đó là lúc họ chẳng còn tôn trọng bạn nữa.