4 lỗi mẹ nào cũng mắc phải khi tắm cho trẻ sơ sinh khiến bé cảm lạnh, nôn trớ, số 4 hại nhất

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là một số lỗi sai nhiều mẹ thường mắc khi tắm cho bé vào mùa hè.

1. Tắm cho bé mỗi ngày

Một số phu huynh cho rằng nên tắm rửa cho trẻ thật thường xuyên để vi khuẩn, vi rút không thể xâm nhập cơ thể trẻ. Trên thực tế, trẻ sơ sinh rất "sạch" và ít mồ hôi.

Vì vậy, mẹ không cần thiết phải tắm cho trẻ mỗi ngày. Hơn nữa, mẹ nên chú ý lựa chọn sữa tắm có tính kiềm cho trẻ. Vì sử dụng sữa tắm sẽ làm thay đổi độ pH trên da trẻ, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập hơn vào trong cơ thể bé. Bên cạnh đó, vi khuẩn thích hợp có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bé.

Do đó, các phụ huynh không cần thiết phải tắm cho bé mỗi ngày. Vào mùa hè nóng bức, bạn có thể tắm cho bé mỗi ngày một lần hoặc hai ngày mỗi ngày nếu thời tiết lạnh. Đối với trẻ sơ sinh, bạn có thể tắm cho bé 3 ngày 1 lần.

2. Tắm quá lâu

Để con được sạch sẽ, nhiều mẹ thường tắm bé trong thời gian dài. Tuy nhiên, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Tắm cho trẻ quá lâu không chỉ làm mất nước trên da của bé, khiến da của trẻ khô hơn mà còn làm bong tróc da, ảnh hưởng đến sự tiết bã nhờn của trẻ. Tốt nhất, bạn nên tắm cho trẻ trong thời gian 10 phút. Với bé dưới 1 tháng tuổi, bạn nên tắm trong thời gian 5 phút. Trẻ càng lớn, bạn có thể tắm lâu hơn nhưng không nên tắm quá lâu.

1461750593-20-nhung-luu-y-khi-tam-cho-tre-so-sinh-vao-mua-he

3. Nhiệt độ nước tương đối cao

Nhiều bậc phụ huynh thường không đo chính xác nhiệt độ nước tắm cho trẻ mà thường chỉ cảm nhận bằng tay. Họ cũng chỉ cảm nhận nhiệt độ nước ở bề mặt chậu trong khi nhiệt độ nước ở mặt chậu và đáy chậu là khác nhau. Nếu nhiệt độ nước quá cao bé có thể cảm thấy khó chịu, thậm chí là bị bỏng. Do đó, mẹ cần đo chính xác nhiệt độ nước tắm của bé bằng nhiệt kế. Cần lưu ý rằng mức nhiệt độ nước tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh là 38 ~ 40 ° C và nhiệt độ nước cần được cảm nhận bởi lòng bàn tay.

4. Cho bé ăn ngay sau khi tắm

Bạn không nên cho trẻ bú trước khi tắm. Cho trẻ bú trước khi tắm làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ và cho trẻ bú sau khi tắm cũng vậy. Sau khi tắm, các mạch máu ngoại biên của bé giãn ra dẫn đến việc cung cấp máu trong cơ thể của bé giảm. Lúc này, nếu mẹ cho bé ăn ngay sẽ khiến máu được chuyển đến đường tiêu hóa của trẻ ngay lập tức khiến nhiệt độ trong cơ thể bé sẽ giảm, bé sẽ cảm thấy lạnh. Do đó, sau khi tắm, bạn không nên cho bé ăn ngay. Thay vào đó, sau khi tắm, bạn nên cho bé uống một chút nước ấm.

Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Thời điểm tắm cho bé

– Mùa hè có thể tắm cho bé hằng ngày. Mùa đông thì chỉ nên tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần khi trời ấm. Bên cạnh đó bạn có thể thường xuyên dùng nước ấm lau mặt, cổ, nách, bàn tay, bẹn,… cho bé.

– Mẹ nên chọn tắm cho con vào lúc có ánh nắng mặt trời và thuận tiện cho bố mẹ. Vào khoảng 10 – 11 giờ sáng, hoặc 3 – 4 giờ chiều là thời điểm thích hợp.

Các bước tắm cho trẻ sơ sinh:

Bước 1: Đặt một chiếc khăn vào đáy chậu để tránh cho bé bị trượt.

Bước 2: Đổ nước vào chậu. Cho nước nóng vào trước và thêm nước lạnh vào sau.

Bước 3: Bắt đầu rửa mặt trước bằng cách lấy một miếng bong sạch lau từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bong làm sạch vành tai. Tuyệt đối không cho vào trong tai bé.

Bước 4: Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Bắt đầu từ chỗ sạch nhất: Khuôn mặt. Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ.

Bước 5: Vệ sinh phần bụng. Khi bé lớn dần lên, chân tay cũng to ra, vì vậy, chú ý làm sạch những nếp gấp. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng. Lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.

Bước 6: Gội đầu cho bé. Bế bé ra khỏi chậu, sau đó, đặt bé vào khăn, quấn lại để giữ ấm cho bé. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay.

Bước 7: Nhẹ nhàng thấm khô người bé. Lau khô kẽ ngón tay và chân

Lưu ý khi tắm:

+ Nếu rốn chưa rụng: Vớt nước lên phần trên rốn: ngực, nách, tay, lưng… sau đó chuyển bé sang cánh tay phải, đầu bé quay vào phía nách người tắm. Đặt mông bé vào chậu nước. Tay trái vớt nước tắm phần dưới rốn: bẹn, mông, bộ phận sinh dục, hậu môn và hai chân. Sau đó dùng chậu nước thứ hai để rửa sạch lại. Chú ý không làm ướt rốn bé.

+ Nếu rốn đã rụng, chân rốn đã lành: Sau khi đã gội đầu và lau khô, bạn có thể xoa xà phòng lên người bé rồi đặt bé vào chậu nước. Tay phải đỡ đầu và cổ bé, tay trái kỳ cọ nhẹ nhàng những phần còn lại, sau đó chuyển bé sang chậu nước sạch khác để rửa lại rồi lau khô toàn thân cho bé.

Thay băng rốn, chăm sóc da và mặc quần áo, tã lót cho bé: Khi đã tắm xong, đặt bé vào khăn sạch, mềm, lau khô toàn thân (chú ý lau khô các nếp gấp da), rồi mặc áo cho bé. Sau đó, bạn sát trùng tay bằng cồn 70 độ rồi thay băng rốn cho bé, bôi kem chống hăm lên cổ, nách, ngực, lưng, khuỷu tay, khuỷu chân.

Bôi kem dưỡng da cho bé vào hậu môn, bẹn, quanh bộ phận sinh dục để giữ cho da khô, đề phòng hăm loét. Quấn tã, lót và đi tất chân, bao tay cho bé…

Làm ẩm bông bằng nước chín ấm để lau vành tai, mũi rồi đội mũ và quấn chăn cho bé nếu trời lạnh.

– Thời gian tắm không kéo dài quá 10 phút.

– Mùa hè, có thể tắm cho bé hằng ngày

Theo:  khoevadep.com.vn copy link