Bị những bệnh này đừng tốn tiền mua thuốc tây lấy quả phật thủ chữa là khỏi

( PHUNUTODAY ) - Bị những bệnh này đừng tốn tiền mua thuốc tây lấy quả phật thủ chữa là khỏi - vừa an toàn lại rẻ tiền và tốt cho sức khỏe.

Bài thuốc quý

Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau...

Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa… đồng thời chứa nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ, dầu chanh, glycozit.

phat-thu

Một số bài thuốc có phật thủ

Chán ăn, không tiêu, ngực sườn trướng đau, buồn nôn, nhiều đờm, đau mỏi lưng: quả phật thủ 30g, rượu 5 lít. Phật thủ thái nhỏ để ráo nước ngâm rượu, cứ 5 ngày quấy đều 1 lần. Sau 5 ngày có thể uống được. Mỗi lần 15-20ml vào trước bữa cơm chiều.

Chữa tiêu hóa không tốt, không tiêu: quả phật thủ 50g thái hong gió cho khô, xuyên tiêu, sa nhân, tiểu hồi hương mỗi vị 12g. Tất cả tán bột hòa nước sôi để ấm rồi uống. Ngày 2 lần.

Kiện tỳ trợ tiêu hóa: 15g gạo, 100g đường phèn vừa đủ. Nấu phật thủ lấy nước, cho gạo nấu cháo ăn vào các buổi sáng.

Đau bụng do lạnh bụng: phật thủ khô 15g, gạo rang 30g. Sắc uống ngày 3 lần.

Ợ hơi: vỏ quả phật thủ tươi ướp đường, nhai ít một rồi nuốt.

Chữa say rượu: phật thủ tươi 30g. Sắc uống.

Chữa viêm gan truyền nhiễm ở trẻ em: quả phật thủ 2 quả, bại tương thảo 800g. Sắc với 3 bát nước lấy 1 bát chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa đau gan và dạ dày (can, vị khí thống): quả phật thủ tươi 10g, thanh bì 6g, sắc nước uống. Hoặc: hoa phật thủ 10g, hương phụ 10g, ô dược 6g, sa nhân 15g, bạch thược 15g, cam thảo 3g. Sắc uống.

Chữa ho suyễn, ho nhiều đờm, khó thở: quả phật thủ 9-15g, vỏ củ gừng (khương bì) 5-9g, lá hoắc hương 9g. Sắc nước.

Chữa viêm phế quản mạn tính: phật thủ tươi 1-2 quả thái nhỏ để vào bát to, thêm đường mạch nha vừa đủ, đun cách thủy cho đến khi phật thủ chín nhừ. Dùng trong 3 tuần, mỗi lần ăn 1 thìa to.

Đau bụng kinh: phật thủ tươi 30g, đương quy 6g, gừng tươi 6g, rượu gạo 30g nước vừa đủ. Sắc uống.

Bạch đới ra nhiều: phật thủ 30g, lòng lợn non dài khoảng 1m. Ninh chín, ăn liền 5-7 ngày.

Các bộ phận khác của cây phật thủ làm thuốc

Viêm loét dạ dày hành tá tràng: rễ cây phật thủ 30g nấu với dạ dày lợn lượng đủ dùng nấu chín, ăn.

Bệnh hạ tiêu (đái tháo đường, nước tiểu đục...): rễ cây phật thủ 15-25g, ruột lợn non 1 bộ. Nấu kỹ để ăn.

Làm mứt

Rửa sạch quả phật thủ, lau khô, thái thành những miếng hạt lựu có kích thước khoảng 1cm. Sau đó cho vào nồi đế dày, đổ nước gấp đôi lượng miếng Phật thủ đã cho vào nồi, đậy vung và đun sôi.

Khi sôi, nên giảm lửa xuống, mở vung và đun tiếp khoảng 30-40 phút, lúc này phần nước sẽ chỉ còn xăm xắp với phần phật thủ.Với những người ăn được đường, cho thêm đường vào nồi, để lửa vừa, dùng thìa gỗ đảo đều để đường thấm kỹ vào phần thịt quả.

Tiếp tục đun cho đến khi nhiệt độ trong nồi đạt khoảng 110 độ C. Miếng phật thủ trở nên trong suốt một mầu vàng thì tắt bếp đi.

Để nguội rồi đổ mứt phật thủ vào hũ sạch, có nắp đậy kín có thể bảo quản trong 1 năm. Nếu thích ăn miếng mứt phật thủ khô hãy để các miếng phật thủ lên giấy thấm, rắc đường bột cho bám đều vào từng miếng mứt phật thủ. Để qua đêm, lúc này đường sẽ bám chặt vào từng miếng mứt. Có thể cất vào hộp kín ăn dần trong 6 tháng.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn