Mạng xã hội
Các mạng xã hội như Facebook, Instagram luôn đứng đầu trong danh sách các ứng dụng "ngốn" nhiều pin điện thoại nhất. Nguyên nhân đầu tiên là do tần suất sử dụng. Đa số người dùng dành phần lớn thời gian cho mạng xã hội khi cầm diện thoại trên tay. Bên cạnh đó, ngay cả khi không chạm vào điện thoại các ứng dụng mạng xã hội cũng âm thầm làm hao hụt pin theo nhiều cách như chạy ngầm, liên tục làm mới kể cả khi không mở ứng dụng, sử dụng GPS để định vị, nhảy thông báo liên tục...
Các chuyên gia khuyên người dùng nên tắt bớt các tính năng của ứng dụng mạng xã hội hội như tắt định vị, tắt chế độ video tự động chạy... để giữ pin được lâu và đảm bảo quyền riêng tư.

Ứng dụng nhắn tin miễn phí
Các ứng dụng trò chuyện, nhắn tin miễn phía như Messenger, WhatsApp,,, giúp con người giữ liên lạc với nhau một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để làm được điều đó chúng buộc phải chạy ngầm 24/7 (tức là ứng dụng vẫn hoạt động ngay cả khi bạn thoát ra và tắt màn hình điện thoại), đồng thời chúng cũng đẩy thông báo ngay lập tức mỗi khi có tin nhắn mới. Điều này trở thành nguyên nhân chính khiến các ứng dụng nhắn tin luôn ngốn rất nhiều pin của điện thoại.
Bản đồ
Dù bạn dùng ứng dụng bản đồ của nhà cung cấp nào thì nó cũng đều ngốn một lượng lớn tài nguyên của điện thoại thông minh để tái hiện hình ảnh các địa điểm và khu vực tra cứu. Các ứng dụng này cũng yêu cầu truy cập GPS và liên tục chạy ngấm để định vị vị trí cũng như tìm đường đi từ đó dẫn tới hoa hụt pin.

Để khắc phục điều này, người dùng nên thiết lập một số cài đặt như tính năng tự động cập nhật ví trí và chỉ dùng GPS khi mở ứng dụng.
Trò chơi trên điện thoại di động
Điều đầu tiên khiến các game ngốn nhiều pin điện thoại đó chính là việc người dùng có thể sử dụng chúng hàng giờ đồng hồ cho mỗi lần chơi.
Bên cạnh đó, các trò chơi trên di động ngày một được cải tiến, đồ họa đẹp mắt hơn, hình ảnh mượt mà khi thực hiện các thao tác trong game. Điều này đòi hỏi vi xử lý phải hoạt động mạnh và dẫn đến tình trạng hao hụt pin nhanh chóng. Mặc dù các dòng vi xử lý đời mới được tối ưu hóa cho nhu cầu này nhưng không phải lúc nào cũng có thể đáp ứng kịp với nhà sản xuất game liên tục nâng cấp trò chơi của mình.
Nhiều người dùng có thói quen vừa sạc pin vừa chơi điện tử. Việc này càng khiến pin điện thoại ngày một kém đi.