Biến chứng nguy hiểm khi mọc răng khôn
Nhiễm khuẩn:
Răng khôn mọc chen chúc do không đủ chổ là nguyên nhân khiến thức ăn dễ bị kẹt lại trong kẽ răng lâu ngày sẽ gây ra viêm lợi và hôi miệng. Ngoài ra răng lợi bị nhiễm khuẩn khi răng khôn hàm trên đập vào lợi của răng khôn hàm dưới gây tổn thương cho vùng da mềm và rất khó chữa trị này. Những chiếc răng này dễ bị nhiễm khuẩn gây sưng hàm rồi lây lan khắp quai hàm và cổ họng. Khi gặp triệu chứng sốt cao, hàm sưng do răng khôn thì cần đến ngay bác sĩ khám và nhổ răng khôn ngay khi các các xét nghiệm cho phép.
Hỏng tủy răng:
Một số trường hợp răng khôn không thể mọc, chúng sẽ phải mọc ngầm dưới nướu, nó có thể đâm vào chân răng số 7 phía trước và làm thủng chân răng này. Khi răng khôn được nhổ ra bạn buộc phải điều trị tủy của răng số 7 nếu răng bị nhiễm trùng tủy răng do lỗ thủng.
Sâu răng:
Răng khôn mọc ngang sẽ đâm vào răng quai hàm phía trước, thức ăn bị giữ lại trong khi bàn chải và chỉ nha khoa khó có thể vệ sinh vùng này tạo môi trường thuận lợi cho sâu răng phát triển mạnh. Khi răng đã bị sâu, lỗ sâu tăng kích thước, phá hủy cấu trúc răng quai hàm, hậu quả là làm hỏng răng quai hàm và lan rộng ra các răng khác.
Viêm nướu:
Thức ăn tích tụ ở các kẽ răng khôn mọc trong cùng của hàm răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lâu dài không điều trị sẽ gây viêm nhiễm vùng nướu. Đây là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng sưng, đau, hôi miệng và cứng khít hàm (không thể mở miệng to được). Bệnh viêm nướu này sẽ còn tái phát liên tục và ngày càng gây nguy hiểm ở mức độ cao nếu không được nhổ răng khôn và điều trị kịp thời.
Viêm lợi trùm:
Răng khôn mọc trong cùng nhất của quai hàm nên lợi hay bao trùm lên bề mặt nhai của răng, tạo một hầm chứa thức ăn với lợi là nắp và răng khôn là thành hầm. Chính điều này tạo điều kiện cho ổ vi khuẩn tạo hình và phát triển. Lợi dễ dàng bị viêm sưng và đau khi cơ thể có sức đề kháng yếu hay stress, khiến lợi trùm lên mặt nhai răng khôn bị sưng, chảy máu và hay tái phát.
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn có nguy hiểm hay không phụ thuộc khá nhiều vào bác sĩ cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu người bệnh đang sử dụng thuốc hoặc có một số bệnh lý toàn thân như tim mạch, đái tháo đường, bệnh về máu…cần được kiểm soát tốt trước khi nhổ răng khôn.
Nhổ răng khôn, đặc biệt nhổ các răng khôn mọc lệch, mọc ngầm là thủ thuật khó, xâm lấn, đòi hỏi các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao. Độ khó của nhổ răng khôn phụ thuộc vào hướng mọc, hình dạng và số lượng chân răng. Răng mọc lệch 90 độ, răng nhiều chân, các chân mọc phân kỳ hay mọc sát dây thần kinh hàm dưới đều là những yếu tố gây khó khi nhổ răng khôn cũng như làm tăng các biến chứng sau nhổ răng khôn.