Gà Tây quay
Gà Tây được nhà thám hiểm Sebastian Cabot đem về nước Anh vào thế kỷ thứ XVI và sau đó, gà Tây quay trở thành món ăn phổ biến của người dân Anh mỗi dịp Giáng Sinh. Gà Tây quay nổi tiếng đến nỗi năm 1843, nhà văn Anh Charles Dickens đã đưa nó vào tác phẩm kinh điển A Christmas Carol của mình. Món ăn này lan truyền sang Úc từ năm1788.
Kẹo gậy
Từ rất lâu, kẹo cây gậy đã trở thành món ăn không thể thiếu trong lễ Giáng sinh. Thuở ban đầu cây kẹo này có hình dáng thẳng và chỉ có màu trắng. Sau này kẹo được thêm những vằn đỏ, vị bạc hà và được uốn cong 1 đầu thành hình cây gậy như hiện nay. Kẹo cây gậy Giáng sinh xuất hiện như một biểu tượng thiêng liêng, đồng thời giúp con người hướng đến cuộc sống thánh thiện, tốt đẹp hơn mỗi khi được thưởng thức, thể hiện tình yêu và sự hy sinh của Chúa Jesus.
Các rau quả may mắn:
Người Tây Ban Nha có thói quen ăn 12 trái nho cho tiếng chuông, mỗi trái nho là tượng trưng cho mỗi tháng đã trôi qua và dự đoán cho những tháng sẽ tới của năm mới.
Người Hà Lan có món bánh rán hình tròn truyền thống đầu năm mới, có tên là Donut, thay lời cầu chúc may mắn cho tất cả mọi người.
Người Mỹ sử dụng đậu mắt đen nấu ăn đón năm mới như một điềm may mắn.
Các nước Đông Âu coi bắp cải là loại rau may mắn, biểu tượng của sự thịnh vượng, giàu có cho năm mới.
Người Thổ Nhĩ Kỳ có bắt buộc ăn quả lựu đầu năm mới để có của cải dồi dào.
Người Hàn Quốc có món canh Tteokguk (bánh làm từ bột gạo, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa) để mong năm mới sức khỏe và trường thọ.
Bánh quy gừng
Bánh quy gừng xuất hiện sớm hơn bánh gốc cây, đã phổ biến trong lễ giáng sinh từ thế kỉ 13. Chiếc bánh quy gừng thường được tạo hình mô phỏng một hình nhân mặt cười xinh xắn. Nguyên liệu không thể thiếu để làm bánh gừng là gừng, mật ong hoặc đường cùng những mẩu bánh mì đun sôi.
Các món súp
Súp là món khai vị hấp dẫn, mong muốn sức khỏe dồi dào, thành công sẽ đến. Mỗi nhà mỗi khẩu vị nấu để có món khai vị riêng.