Bà bầu ăn nhãn được không?

( PHUNUTODAY ) - Nhãn là một loại quả ngon ngọt của mùa hè. Nó chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu nhưng khi ăn cần lưu ý một số điểm.

Bà bầu ăn nhãn được không?

Trong Đông y, nhãn hay được gọi là long nhãn, tươi và khô đều rất dễ ăn. Long nhãn có vị ngọt, tính ôn, tá dụng bỗ dưỡng tâm tỳ, dưỡng huyết an thần.

100g thịt nhãn tươi có thể cung cấp cho cơ thể 86.3g nước, 48 kcal (285kcal/100g nhãn khô), 0.9g protein, 0.1g lipid10.9g glucid (carbohydrate; 65.9g/100g nhãn khô); 1.0g chất xơ, 21 mg canxi, 0.4 mg sắt, 10 mg magie, 0.1mg mangan, 12mg photpho, 26mg natri, 0.29 mg kẽm, 150 μg đồng, 58 mg vitamin C, 0.03mg vitamin B1, 0.14mg vitamin B2, 0.3 mg vitamin PP.

Rất nhiều chị em có thắc mắc, bà bầu ăn nhãn có được không. Câu trả lời là không.

ba-bau-an-nhan-duoc-khong-01

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả nhãn không phù hợp với phụ nữ mang thai vì tính nhiệt quá cao. Nhãn lại chứa một lượng đường lớn rất dễ làm bà bầu nổi mụn, nóng trong người. Đặc biệt ảnh hưởng không tốt tới phụ nữ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu không nên ăn nhãn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ đề phòng nguy cơ sảy thai, sinh non. Khi ở tam cá nguyệt tứ 2, mẹ bầu không nhất thiết phải kiêng nhãn hoàn toàn. Có thể ăn khoảng 200-300g/ngày, không nên ăn quá nhiều và ăn trong nhiều ngày liên tục.

Vậy nếu lỡ ăn nhãn khi mang thai có sao không? Nếu mẹ bầu ăn ở mức độ vừa phải và thấy sức khỏe không có vấn ề gì thì có thể yên tâm. Trong trường hợp lỡ ăn nhiều, mẹ bầu nên chú ý theo dõi sức khỏe. Nếu thấy dấu hiệu lạ nào không tốt với em bé, hãy đến gặp bác sĩ sớm để đảm bảo bé vẫn khỏe mạnh.

Phụ nữ sau sinh có nên ăn nhãn?

Câu trả lời là có. Sau khi sinh, một số mẹ có dấu hiệu vang đầu, chóng mặt, hoa mắt và mồ hôi là do huyết hư khí thoát. Ăn cháo nóng nấu với long nhãn, hạt sen, gạo nếp giúp bổ huyết, tác dụng phục hồi sức khỏe tốt.

Phụ nữ có nguy cơ trầm cảm sau sinh, ăn chè hoặc cháu nấu từ long nhãn có tác dụng ích khí, bổ huyết, giảm căng thẳng thần kinh.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn