Bạn cho bé đi ngủ quá muộn
Khi ngủ, thể lực và các chức năng bên trong cơ thể sẽ được phục hồi. Nếu trẻ ngủ muộn, sức đề kháng sẽ bị giảm, dẫn đến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, vi khuẩn, chất ô nhiễm từ môi trường…
Từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng là khoảng thời gian hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất, và hormone này chỉ tiết ra khi bé ngủ say. Do đó, nếu trẻ ngủ muộn, thiếu ngủ, sẽ chậm phát triển chiều cao.
Rung lắc khi cho con ngủ
Không thể phủ nhận rằng những hành động rung lắc như thế này khiến bé được thư thái dễ chịu đi vào giấc ngủ tuy nhiên điều này lại vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của bé. Hành động này khiến não của bé dễ bị tổn thương.
Đặt nhiều đồ chơi quanh nơi bé ngủ
Bạn để những thứ đồ chơi phát ra âm thanh và ánh sáng quanh chỗ ngủ của bé vì nghĩ những món đồ này sẽ làm bé yên tâm và dễ ngủ hơn. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, chúng sẽ khiến bé tỉnh táo hơn và tập trung vào những món đồ chơi đó mà quên đi giấc ngủ.
Bỏ qua những cái ngáp ngủ của bé
Cha me thường ít khi để ý tới những biểu hiện báo hiệu cơn buồn ngủ của bé như: Dụi mắt, cử chỉ chậm chạp, phớt lờ những món đồ chơi ưa thích… nên đã vô tình bỏ lỡ thời điểm vàng ru ngủ bé.
Nếu bé không được ru ngủ khi mắt đã ríu rìu, cơ thể sẽ không tiết ra melatonin làm dịu cơn mệt mỏi dẫn đến việc bé liên tục quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu… và stress.
Để trẻ ngủ mọi lúc mọi nơi
Việc cho con ngủ theo đúng lịch trình định sẵn thật sự gây ra nhiều khó khăn với các bà mẹ. Nhưng những giấc ngủ trưa chớp nhoáng trong xe đẩy, ở ghế ô tô, hoặc trong những cửa hàng, quán ăn… sẽ không cung cấp giấc ngủ đủ sâu và yên tĩnh cho bé.