50% trẻ Việt Nam thiếu vitamin A, B1, C, D và sắt

( PHUNUTODAY ) - Đó là các loại vitamin thiếu trong chế độ ăn hằng ngày. Kết quả này được công bố sáng 2/3 tại hội thảo khoa học và công bố kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em VN và khu vực Đông Nam Á.

Đó là các loại vitamin thiếu trong chế độ ăn hằng ngày. Kết quả này được công bố sáng 2/3 tại hội thảo khoa học và công bố kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em VN và khu vực Đông Nam Á.

[links()]

Cho trẻ uống vitamin
Cho trẻ uống vitamin



Hội thảo do Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) phối hợp với Hội Dinh dưỡng Việt Nam và Công ty Friesland Campina tổ chức tại Ninh Bình.

Ngoài ra, kết quả còn cho thấy cứ 3-4 trẻ em thì có một trẻ có tình trạng dinh dưỡng bất hợp lý: hoặc thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.       

Báo Tuổi trẻ cho biết, kết quả này được khảo sát trong giai đoạn 2010-2012 trên 2.880 trẻ em trước và trong độ tuổi tiểu học ở Việt Nam.

Nghiên cứu còn đi sâu phân tích và đánh giá tình hình dinh dưỡng của trẻ Việt Nam so với ba nước lân cận dựa trên các tiêu chí đánh giá là nhân trắc dinh dưỡng của trẻ, tình trạng kinh tế xã hội, mô hình hoạt động thể lực, chế độ ăn uống của trẻ, thói quen ăn uống, tình trạng vi chất dinh dưỡng, gồm tình trạng thiếu máu, thiếu vitamin A, vitamin D, mật độ xương và phát triển nhận thức của trẻ.      

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện nay tình trạng thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng ở trẻ Việt Nam còn rất cao. Cụ thể, trẻ ở thành thị thiếu vitamin D lên tới gần 50% (bé trai) và hơn 58% (bé gái); còn ở nông thôn là gần 47%. Còn tỉ lệ thiếu máu ở trẻ (5 tháng đến 6 tuổi) ở nông thôn là 25% và thành thị là 20%...

Mới đây, vụ lùm xùm về sữa dê Danlait của Công ty Mạnh Cầm với những nghi vấn về chỉ tiêu hàm lượng đạm không đạt đã khiến người tiêu dùng hoang mang lo lắng.

Theo đó, ba sản phẩm “thực phẩm bổ sung - sữa dê Danlait” chỉ có độ đạm từ 12-18%, không đủ tiêu chuẩn gọi là sữa theo quy chuẩn Việt Nam hiện hành (yêu cầu độ đạm trong sữa bột phải đạt 34%, sữa nước 2,7%) khiến người tiêu dùng lo lắng.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay có nhiều sản phẩm đề nhãn là sữa nhưng độ đạm dưới 34%, thậm chí có sản phẩm chỉ có lượng đạm đạt 9,6%, thấp hơn cả tỉ lệ đạm trong bột làm bánh mì.

Tờ Tuổi trẻ dẫn một số loại sữa như, trên nhãn sản phẩm Ducht Lady cho trẻ từ 1 tuổi trở lên có ghi hàm lượng đạm 16,5%, Ducht Lady Gold 3 là 14,8%, Dumex Gold cho trẻ 0-6 tháng tuổi là 10,5%, Lactogen cho trẻ 0-6 tháng là 10,5%, Enfa mama A+ là 26%, Nan pro cho trẻ dưới 6 tháng là 9,6%, Frisomum cho phụ nữ có thai là 22%, Abbott Grow cho trẻ 3-6 tuổi là 17,5%...

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột do Bộ Y tế ban hành năm 2010 nêu rõ, những sản phẩm sữa có hàm lượng đạm 34% mới được gọi là sữa bột.

Xét theo quy chuẩn VN hiện hành, các sản phẩm này chỉ được coi là “thực phẩm bổ sung”, không sản phẩm nào được coi là sữa, trong khi có tới 3/8 sản phẩm được khảo sát là dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nếu sữa mẹ không đủ thì phải dùng sữa bột là chính chứ chưa thể ăn dặm, tức chưa thể dùng “thực phẩm bổ sung”.

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế, năm 2012, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi của cả nước bị suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) là 16,2%.

  • DL (Tổng hợp)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn