6 kiêng kỵ cần tránh trong ngày Vía Thần Tài
Quên không tắm rửa cho tượng Thần Tài và ông Địa
Ngày vía Thần Tài kiêng gì? Cũng giống như cuối năm cần lau dọn bàn thờ tổ tiên, ông bà thì trước ngày vía Thần Tài, gia chủ cũng nên tắm rửa cho tượng ông Địa, tượng Thần Tài cũng như lau dọn ban thờ cho sạch sẽ. Trước khi làm lễ cúng vía Thần Tài 2019 ban thờ cùng với các tượng thờ cần phải được lau rửa sạch sẽ, có như vậy mới giúp cho các thần linh thấu rõ được tấm lòng thành kính của mình.
Ngoài ra bàn thờ cũng cần phải được lau dọn thường xuyên, giữ gìn sạch sẽ, tốt nhất là dọn rửa mỗi tuần, mỗi tháng chứ đừng đợi tới dịp cúng lớn. Phàm là những đồ đặt lên ban thờ chớ nên để bám bụi lâu ngày, đây là điều kiêng kỵ mà các bạn nên nằm lòng nếu có ý định thờ cúng trong nhà.
Ban thờ Thần Tài bài trí lộn xộn
Việc sắp xếp bàn thờ Thần Tài cần phải tuân thủ theo nguyên tắc chứ không phải sắp xếp tùy tiện, xuề xòa quá mức.
Việc thờ cúng là thể hiện lòng thành tâm, nếu không đủ thành tâm tín ngưỡng thì tốt nhất chớ nên thờ cúng. Còn khi đã thờ cúng, chớ nên để mình phạm phải điều cấm kỵ.
Đặt ban thờ gần những nơi không sạch sẽ
Trong việc thờ cúng điều kiêng kỵ đặc biệt chính là đặc bạn thờ ở nơi không sạch sẽ. Nếu gia chủ không để tâm mà đặt ban thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp hay nơi phơi đồ… thì dễ bị thần linh quở trách, không cho tài lộc như ý.
Nếu nhà cửa quá chật hẹp không có điều kiện thì có thể lựa chọn nơi sạch sẽ nhất, tôn nghiêm nhất trong nhà để thỉnh cầu Thần Linh thứ lỗi cho.
Gia chủ cũng chớ quên một trong những điều kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài chính là giữ cho ban thờ được sạch sẽ. Lưu ý không đặt thùng rác hay đồ đạc lộn xộn, bừa bãi gần ban thờ, đó là điều cấm kỵ trong bất cứ việc thờ cúng nào.
Dùng đèn nháy hay bóng đèn điện thay cho đèn dầu, nến
Đồ thờ cúng theo thời gian cũng có nhiều thay đổi cho phù hợp với thời đại tuy nhiên 1 điều kiêng kỵ mà gia chủ cần phải biết đó là không dùng đèn nháy, đèn điện thay cho nến hay đèn dầu.
Người ta cho rằng dùng bóng đèn điện hay đèn nháy có thể sinh ra những trường khí không tốt, ảnh hưởng đến việc thờ cúng nên cần phải lưu ý.
Mặc quần áo thiếu nghiêm túc, chỉnh tề
Trong bất kỳ hoạt động thờ cúng nào thì người làm lễ cũng đều phải giữ cho tâm thành kính và cần phải sửa soạn trang phục nghiêm chỉnh, gọn gàng, sạch sẽ. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với thánh thần. Nếu không làm được thì chính là phạm kỵ.
Khi làm lễ dâng đèn nhang tuyệt đối không được mặc đồ rách rưới, trang phục xuề xòa, luộm thuộm quá cũng không nên. Quần áo đẹp hay không còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình, nhưng nên chọn trang phục tươm tất nhất khi làm lễ. Những trang phục hớ hênh, thiếu vải tuyệt đối không được xuất hiện trước mặt thần linh.
Nói tục, chửi bậy, đánh chửi nhau trong ngày cúng vía Thần Tài
Thờ cúng tốt ở lòng thành kính, nếu tâm không thành thì có cúng cầu thế nào cũng chẳng linh nghiệm, không được thần Phật chứng giám. Trong ngày làm lễ cúng vía Thần Tài, gia chủ nên lưu ý chớ nên sinh sự, gây chuyện cãi vã, đánh chửi, mắng mỏ nhau, gia đạo bất an thì thần linh quở phạt.
Trong khi làm lễ, trước và sau khi cúng lễ không được nói lời thô tục, chửi mắng người khác, kẻo thần Phật mất lòng mà trách phạt, khiến cho việc làm ăn thất bát, tài lộc không thấy vào mà chỉ thấy đi.
Những điều nên làm trong ngày vía Thần Tài hàng năm
Lau dọn ban thờ Thần Tài
Trước khi làm lễ cúng Thần Tài, gia chủ nên lau dọn ban thờ, tắm rửa cho tượng thần cẩn thận. Nước tắm rửa cho tượng thần thường là nước hoa bưởi, nước gừng hoặc rượu pha nước, nên có khăn riêng để lau khô tượng trước khi đặt trở lại ban thờ.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên chuẩn bị 1 chiếc khăn khác để làm lễ lau dọn bao sái ban thờ Thần Tài. Nước lau rửa ban thờ cũng tương tự như nước tắm rửa cho tượng thần, tuy nhiên lưu ý tránh dùng nước rượu gừng vì có thể bay màu gỗ trên ban thờ.
Chuẩn bị mâm cỗ tam sên
Việc cúng Thần Tài thường được giới kinh doanh vô cùng coi trọng, họ thắp hương thờ cúng hàng ngày chứ không chỉ chờ tới ngày vía Thần Tài mới dâng cúng lễ vật.
Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian thì ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài hàng năm, lễ cúng trong ngày này cũng như ngày vía Thần Tài hàng tháng cũng có phần cầu kì hơn, đặc biệt là phải có đủ lễ tam sên.
Theo quan niệm dân gian, những người làm kinh doanh muốn cúng Thần Tài thì nên làm lễ ở ngay nơi làm ăn của mình sẽ linh nghiệm hơn.Với những người không kinh doanh thì có thể làm lễ cúng ở nhà hay ở đình chùa đều được, người ta cho rằng bản thân “thổ địa” được cung thờ ở nhà còn có thêm “chức năng” của Thần Tài nữa.
Mua vàng ngày vía Thần Tài hàng năm
Chẳng biết tự bao giờ, người Việt Nam có lệ đi mua vàng vào ngày vía Thần Tài, mong rằng cả năm sẽ được may mắn, tài lộc dồi dào.
Sở dĩ người ta mua vàng chứ không phải đồ gì khác vì cho rằng đây là món kim loại quý, có giá trị cao. Nhưng bạn cũng nên nhớ Ngày vía Thần Tài: Mua vàng là hình thức, tâm đức là cốt lõi. Vàng cũng giống như của để dành, mua vàng về nhà ngày này tượng trưng cho việc mang của cải vào nhà, gia chủ nhờ đó mà luôn sung túc, đủ đầy. Được vị Thần cai quản tiền tài, gia sản phù hộ, việc làm ăn kinh doanh cũng theo đó mà thuận lợi, suôn sẻ hơn.
Đọc to, đúng bài văn khấn Thần Tài
Điều này nghe có vẻ lạ lùng nhưng lại là 1 điều mà gia chủ nên làm trong ngày vía Thần Tài hàng năm. Gia chủ đọc văn khấn lễ Thần Tài to, rõ ràng, đầy đủ thì thần linh cũng sẽ phù hộ cho mọi việc hanh thông, thuận lợi hơn.
Ngược lại, nếu làm không đúng thì có thể công việc kinh doanh, làm ăn sẽ bị cản trở phần nào, may mắn cũng bị hạn chế bớt.