6 lỗi nên tránh khi đưa ra lời khuyên nếu không muốn làm ơn mắc oán

10:00, Thứ sáu 03/08/2018

( PHUNUTODAY ) - Những lời khuyên vì mục đích giúp người luôn đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, đưa ra lời khuyên cũng cần phải có nghệ thuật để tránh bị "làm ơn mắc oán".

Chỉ cho lời khuyên khi đối phương muốn

Bất luận bạn cho rằng lời khuyên của mình tốt đến đâu, mang lại lợi ích nhiều thế nào, mà người nghe không cần thì đều là vô nghĩa. Không có lời khuyên nào tệ hơn lời khuyên “không mời”, và nếu bạn cứ cố quan tâm và khuyên bảo sẽ chỉ khiến người khác nghĩ bạn là một kẻ “tọc mạch biết tuốt”.

Biết mình đang nói gì

Chưa có trải nghiệm, thiếu kiến thức và hiểu biết về vấn đề nhưng lại cho người khác lời khuyên cũng là một sai lầm lớn nhiều người mắc phải.

Nếu bạn không thực sự chắc chắn về hiệu quả lời khuyên, thì có thể chưa bắt đầu bằng cách nói: “Tôi chưa từng gặp vấn đề này, nhưng theo ý tôi thì…” để người nghe cân nhắc và tham khảo ý kiến.

Tránh phân tích tâm lý

Đây là lỗi phổ biến trong các lời khuyên ở những diễn đàn phát triển bản thân và hẹn hò. Cách nhanh nhất khiến ai đó bực tức và khép lòng là cố nói cho họ biết bản chất của họ như thế nào, tại sao họ có những suy nghĩ như vậy, tại sao họ mắc lỗi…

CAU-AN-UI-TRONG-TIENG-TRUNG

Nếu người khác đang tìm kiếm những lời khuyên cụ thể theo tư duy và quan điểm của họ, thì kiểu lời khuyên này sẽ có ích. Nhưng nếu họ chưa sẵn sàng đối diện với vấn đề, bạn chỉ cần ở bên và cho lời động viên là đủ. Hãy góp ý vào lúc khác khi họ đã bình tĩnh hơn và có thiện chí thực sự muốn thay đổi.

Phê bình hành động chứ không phải tính cách

Nhiều người không phân biệt được giữa “hành động” với “tính cách”. Điều này thường gặp nhất trong hội thoại gia đình. Ví dụ như khi con chưa dọn đồ chơi, thay vì nói rằng “Con nhớ lần sau chơi xong không được để bừa bộn như hôm nay”, thì cha mẹ lại nói “Con không nên bừa bộn, cẩu thả như vậy nữa”.

Hạn chế sử dụng câu “Bạn nên…”

Như đã nói, đối với những người đang lo lắng, suy nghĩ về một vấn đề gì đó, thái độ của bạn đối với họ đôi khi có thể gây ảnh hưởng rất lớn. Những câu “bạn nên…” đôi khi nghe có vẻ kiêu căng, tự phụ hay giống như một lời phán xét đối với người nghe. Hãy cho những người đang cần đến sự giúp đỡ của bạn những lời khuyên mà bạn cho là đúng nhất, tuy nhiên, đừng tỏ vè như bạn là người biết tất cả.

753-5021Gossip22

Thay vì sử dụng câu nói “Bạn nên…” thiếu tính cảm thông, hãy thử sử dụng câu “Tôi nghĩ…” để nói về những cảm nhận của bạn một cách gián tiếp nhưng vẫn giúp người nghe hiểu được lời khuyên của bạn. Mặc dù nghe có vẻ khá dễ dàng nhưng bạn sẽ rất khó để tập trung được, nếu như không suy nghĩ kỹ càng, bạn vẫn sẽ sử dụng câu nói đầy tính trịch thượng “Bạn nên…” và có thể sẽ gây khó chịu cho người nghe.

Không ai nợ lời khuyên của bạn

Bạn dành thời gian quan tâm, cho ai đó lời khuyên, không có nghĩa họ bắt buộc phải làm theo hay phải biết ơn bạn. Mỗi người đều có một cuộc đời cần chịu trách nhiệm, bạn có thể cho lời khuyên, nhưng bạn không thể sống hộ người khác và chịu trách nhiệm cho những hành vi của họ.

Tấm lòng muốn giúp đỡ, hỗ trợ mọi người là tốt nhưng hãy em đó là “món quà” mà bạn muốn trao gửi vô điều kiện. Ngay cả khi ai đó chủ động xin bạn lời khuyên, họ cũng không bắt buộc phải làm theo. Vì vậy, đừng bực bội và tự ái nếu người ta không làm theo lời khuyên của bạn.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Minh Ngọc