6 mẹo cực hay giúp chị em chụp hình bằng điện thoại nét căng như máy ảnh số

12:17, Thứ tư 07/11/2018

( PHUNUTODAY ) - Nếu là 1 người yêu thích chụp hình bằng điện thoại thì bạn đừng bỏ qua những mẹo cực hay dưới đây để có được những bức ảnh nét căng nhé!

Hiểu rõ chế độ tự động

2

Hiểu rõ chế độ chụp ảnh tự động trên camera của điện thoại sẽ giúp bạn chụp được những bức ảnh đẹp. Hãy dành thời gian để tìm hiểu khi nào nên sử dụng chế độ nhạy sáng cao, khi nào nên sử dụng tốc độ màn trập nhanh, khi nào nên sử dụng tốc độ màn trập lâu và điều chỉnh nó như thế nào cho phù hợp với bức ảnh.

Luôn giữ ống kính sạch sẽ 

Không có gì ngạc nhiên khi ống kính trên điện thoại di động có những dấu tay hay bụi bẩn bám vào khi bạn hay ai khác cầm và sử dụng nó. Hãy chắc rằng ống kính của bạn sẽ được lau sạch sẽ trước khi bấm máy. Đồng thời hãy đảm bảo nắp chặt ống kính khi không sử dụng (nếu bạn thực sự đam mê chụp hình bằng dtdd hãy mua loại có nắp bảo vệ ống kính).

Giữ điện thoại thật vững

0 anh bia

Ống kính của điện thoại chụp ảnh rất nhỏ nên rất nhạy cảm với những động tác rung tay. Khi bạn nhấn nút chụp, điện thoại sẽ bị rung chút ít khiến cho tấm hình mờ đi. Hãy cố giữ vững điện thoại càng ổn định càng tốt. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện ánh sáng yếu vì lúc này tốc độ chớp sáng của máy ảnh sẽ cao hơn (yếu tố gây ra hiện tượng nhòe ảnh). Nếu được thì hãy đặt điện thoại hoặc tì tay lên một vật cố định (như cái cây, bức tường) khi chụp ảnh.

Không sử dụng zoom

Hầu hết camera điện thoại hiện nay đều có khả năng zoom ảnh trong khi chụp. Và hầu hết trong số đó đều là zoom kỹ thuật số chứ không phải zoom quang học. Thực chất thì zoom kỹ thuật số không có tác dụng gì, đơn giản chỉ là mở rộng và mỗi pixel hình ảnh, do đó làm giảm rõ rệt chất lượng hình ảnh. Có thể tưởng tượng việc sử dụng zoom số giống như việc bạn sử dụng các phần mềm làm tăng kích cỡ ảnh trên máy tính.

Do vậy, để có được hình ảnh tốt nhất thì bạn không nên sử dụng tính năng zoom. Việc phóng to hình ảnh trước khi chụp không cho phép bạn điều chỉnh lại hình ảnh thực tế mà vô tình còn làm mất đi các chi tiết quan trọng và làm giảm chất lượng hình ảnh. Vì thế, nếu muốn chụp rõ một chi tiết nào đó thì tốt hơn hết là bạn nên điều chỉnh khoảng cách giữ máy và chủ thể được chụp.

Nguyên tắc một phần ba

1

Chủ thể nằm chính giữa khung hình thường lôi cuốn sự chú ý nhưng làm cho bức hình thiếu chiều sâu. Do đó, muốn bức ảnh có sức cuốn hút bạn phải dịch chuyển chủ thể sang bên một cách h tế. Khung hình được chia làm 9 phần đều nhau bởi 2 đường ngang và 2 cột dọc. Sau đó đặt chủ thể hoặc điểm cần nhấn vào một trong 4 giao điểm của các đường này, cách đó sẽ dễ dàng hướng ánh mắt người xem vào chủ đề và tạo một bố cục cân đối hơn.

Ánh sáng vừa phải

Nếu bạn muốn có một bức ảnh đẹp thì ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng. Cảm biến máy ảnh trên điện thoại thông minh thường không đem lại hình ảnh đẹp khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, vì thế tốt nhất hãy luôn đảm bảo ánh sáng cho chủ thể của bạn. Nếu bạn sử dụng camera ở ISO 100 hoặc thấp hơn, bạn sẽ thấy ảnh ít sạn hơn. Một cách khác để có được ánh sáng khi chụp ảnh đó là sử dụng ánh sáng nhân tạo, tuy vậy điều này không có tác dụng nhiều đối với camera trên máy ảnh. Ánh sáng của đèn flash cũng không đem lại hiệu quả cao, vì thế bạn cũng nên hạn chế sử dụng. Ánh sáng tự nhiên vẫn luôn là nguồn sáng tuyệt vời nhất.

1

Giống như khi chụp ảnh bằng máy ảnh thì lý tưởng nhất là mặt trời ở sau ống kính camera, chiếu ánh sáng vào đối tượng chứ không chiếu trực tiếp vào ống kính. Nếu hướng camera về phía mặt trời sẽ gây ra hiện tượng độ bóng và mất tương phản, vì thế chỉ khi bạn muốn tạo ra các hiệu ứng nghệ thuật thì mới làm như vậy. Trong điều kiện có mây, ánh nắng có thể khuếch tán khắp bầu trời, vì thế tránh chụp lên trời nếu không phải là một ngày đầy nắng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc