6 ngành nghề dự đoán dễ xin việc, khát nhân lực nhất 5 năm tới

( PHUNUTODAY ) - Trong 5 năm tới, có 6 ngành nghề được dự đoán dễ xin việc nhất, lại đang thiếu người.

Ngành Công nghệ thông tin

IT (Information Technology) hay còn gọi là Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.

Theo thống kê của Bộ Thông tin – Truyền thông, Việt Nam cần đến 1 triệu lao động trong lĩnh vực này, nhu cầu nhân lực mỗi năm tăng 13%. Chính vì vậy, IT đang ngày càng được “săn đón” đến từ các công ty, doanh nghiệp hiện nay.

Ngành Công nghệ thông tin

Ngành Công nghệ thông tin

Thương mại điện tử

Trong khi các ngành nghề khác bị ảnh hưởng nặng nề sau dịch COVID-19, nhưng ngành Thương mại điện tử vẫn phát triển bùng nổ và trở thành xu thế tất yếu trong cuộc sống hiện đại. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu về nhân lực có trình độ và kỹ thuật cao của ngành này được ưu tiên hơn bao giờ hết.

Lương của nhân viên trong ngành Thương mại điện tử có nhiều mức khác nhau. Với vị trí chuyên viên thương mại điện tử, mức lương dao động từ 7 - 15 triệu đồng/ tháng; còn vị trí quản lý, trưởng nhóm sàn thương mại điện tử, mức lương dao động từ 20 - 30 triệu đồng/ tháng.

Một số trường đại học tuyển sinh ngành Thương mại điện tử: Trường Đại học Thương Mại, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM,...

Bác sĩ

Y khoa vẫn luôn là một trong những ngành học thu hút sự quan tâm hàng đầu của người học. Trong suốt nhiều năm qua, ngành Y luôn thuộc nhóm ngành nghề có mức điểm chuẩn cao nhất.

Cả nước có hơn 80% dân số có bảo hiểm y tế, 5% dân số có bảo hiểm tư nhân, 73% dân số trả một phần hoàn toàn bộ viện phí bằng tiền mặt, tỷ lệ bệnh viện công - tư đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh. Qua đó cho thấy nhu cầu thăm khám, chữa bệnh của người dân ngày càng được quan tâm, đẩy mạnh; đồng nghĩa với nhu cầu nhân lực ngành Y ngày càng tăng cao.

Nếu bạn đam mê ngành học này có thể tham khảo thông tin tuyển sinh và chương trình đào tạo của một số trường như: Trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội), Học viện Y học Cổ truyền, trường Đại học Y Dược Huế, trường Đại học Y Dược TP.HCM.

Y khoa vẫn luôn là một trong những ngành học thu hút sự quan tâm hàng đầu của người học

Y khoa vẫn luôn là một trong những ngành học thu hút sự quan tâm hàng đầu của người học

Quản trị du lịch và lữ hành

Du lịch được xác định ngành mũi nhọn của nền kinh tế nước ta trong suốt nhiều năm qua. Đặc biệt, trong những năm gần đây, thị trường du lịch khách sạn, nhà hàng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm Việt Nam cần thêm khoảng 40.000 lao động mới trong lĩnh vực du lịch, trong khi đó số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành học này mới đạt 15.000 sinh viên/năm. Hơn hết, lực lượng lao động du lịch qua đào tạo và chuẩn nghề còn thấp, doanh nghiệp phải mất công đào tạo lại.

Một số trường đào tạo ngành Du lịch hiện nay: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), trường Đại học Nha Trang, trường Đại học Ngoại Ngữ - Tin học TP.HCM.

Năng lượng tái tạo và môi trường

Năng lượng tái tạo và môi trường là hai lĩnh vực đang ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu đối mặt với các thách thức về biến đổi khí hậu và nguồn năng lượng bền vững. Thị trường lao động trong ngành Năng lượng tái tạo và Môi trường đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo Báo cáo Việc làm Năng lượng và Việc làm của Mỹ năm 2023, lực lượng lao động trong ngành năng lượng tăng gần 300.000 việc làm từ 2021 đến 2022, với mức tăng trưởng 3.8%, vượt qua tốc độ tăng trưởng của tổng lực lượng lao động Mỹ, là 3.1%.

Với mục tiêu của Tổng thống Mỹ về lưới điện không phát thải carbon vào năm 2035 và một nền kinh tế không phát thải ròng vào năm 2050, việc làm trong ngành năng lượng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mọi nơi tại Mỹ cũng là xu hướng tất yếu của tất cả các nước trên thế giới.

Ngành Du lịch

Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho thấy, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động. Thế nhưng, lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15 nghìn người/năm.

Trong khi đó, ngành dịch vụ được xem là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước. Việc thiếu hụt nhân lực trong ngành khiến cho cơ hội nghề nghiệp trong ngành tăng rõ rệt và vô cùng rộng mở.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link