Phật dạy: Yêu là phải "Từ, bi, hỷ, xả", Muốn thương phải hiểu

( PHUNUTODAY ) - Mỗi người có những nỗi niềm, những khổ đau, bức xúc riêng, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.

 Muốn thương phải hiểu

Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.

Mỗi người có những nỗi niềm, những khổ đau, bức xúc riêng, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.

Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thưòng xảy ra.

Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình.

Họ “đói” thương, “đói” hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.

nhung-cau-noi-hay-ve-tinh-yeu-buon-nhat-facebook-1

Vậy nên, “có hiểu mới có thương” là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời.

Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.

“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.

“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.

“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/ anh, em/ anh ráng chịu.

Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.

Thích Nhất Hạnh nói gì về Tình dục và tình yêu?

Phật giáo quan niệm như thế nào về tình dục trong tình yêu? Không phải ngẫu nhiên mà vị thiền sư tôi được hạnh ngộ bắt đầu vấn đề này bằng cách bàn về “thân tâm” trong truyền thống văn hoá Á Đông.

tho tinh hay va y nghia

Trong truyền thống văn hoá ta, thân với tâm là “nhất như”, tức là nếu ta không tôn kính thân thể người yêu thì cũng không tôn kính được tâm hồn người ấy. Yêu nhau là giữ gìn cho nhau, kính trọng nhau. Khi sự rẻ rúng xem thường xảy ra thì tình yêu đích thực không còn.

Thân thể ta cũng như tâm hồn ta. Có những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn, chúng ta chỉ chia sẻ với người tri kỉ. Thân thể ta cũng vậy, có những vùng thiêng liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta yêu, ta tin, ta muốn sống trọn đời, trọn kiếp. 

Tình yêu đích thực ở đời là gì? 

Yêu người có nhiều tiền ư, dễ lắm, ai chẳng yêu được, nhưng hãy nhìn kia có bao nhiêu kẻ giầu có sa cơ lỡ vận đã bị kẻ hầu người hạ, cho đến chính vợ con xa lìa coi rẻ! Yêu người có quyền ư, dễ lắm, nhưng cũng đã có bao kẻ quyền lực khuynh loát tăng lên cùng những người yêu mình, và cũng sụt lở xuống theo chiếc ghế của mình. Đẹp trai ư, xinh gái ư, có tình yêu dễ lắm...Vậy thì tình yêu cao cả nhất là tình yêu dành cho một con người đã bị lột sạch, lột nhẵn như chùi.

Và Chúa Jesus khi bị treo trên thánh giá với quần áo bị lột sạch từ ngoài vào trong, chỉ còn độc một chiếc khố trên mình, trời ơi, một người là con Đức Chúa Trời, người sáng thế và cai quản cả vũ trụ, mà chịu khuất thân phải chịu nhục hình, chịu đày ải, chịu sa sút đến trắng tay về thân phận, chịu đáng thương vậy sao?Khi hai bên tham chiến muốn hòa giải thì điều kiện đầu tiên luôn luôn là: anh sẽ đến nơi hòa đàm mà không đem theo vũ khí. Chúa Jesus cũng vậy, Ngài đã tự tước mọi vũ khí, tước mọi ưu quyền nước trời của mình, để tiến hành một cuộc hòa đàm với những thế lực đầy vũ khí bạo lực của trần gian, để đưa ra thông điệp sót lại dưới đáy của tình yêu.

Vậy thì, cả Phật giáo hay Đạo giáo đều dạy rằng: tình yêu bắt nguồn từ hiểu nhau và thương nhau

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn