8 điều nên và 10 điều không nên làm khi mang thai

( PHUNUTODAY ) - Nên làm hay không nên làm những điều gì? Đây là câu hỏi được nhiều bà bầu đặt ra. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Những điều nên làm khi mang thai

Uống đa vitamin

Ăn một chế độ ăn giàu vitamin và chất khoáng là cách tốt nhất để cung cấp cho bạn một cơ thể khỏe mạnh và các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, chế độ ăn thong thường có thể chưa đủ cho phụ nữ mang thai.

ba-bau-uong-thuoc-khi-mang-thai-co-anh-huong-nguy-hiem-toi-thai-nhi-khong

Vitamin cho phụ nữ mang thai có chứa hàm lượng một số chất dinh dưỡng cao hơn, đáp ứng nhu cầu của phụ nữ mang thai, ví dụ như axit folic, canxi, sắt. Những loại vitamin này sẽ hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của thai nhi và giúp dự phòng những dị tật bẩm sinh. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ về loại đa vitamin hoặc nhiều loại vitamin đơn thích hợp nhất cho bạn. Những loại vitamin này thường có chứa DHA và EPA, là những chất béo omega 3 rất quan trọng cho sự phát triển bình thường của não bộ em bé.

Bổ sung axit folic

Trước đây bạn có thể không nghe nói về axit folic nhưng khi bạn đã có thai thì chắc chắn bạn sẽ nghe nói rất nhiều về nó.

Các bác sĩ kiến nghị nên bổ sung 400 microgram axit folic mỗi ngày tính từ ngày bạn ngưng các biện pháp tránh thai cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ, vì điều này có thể giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh.

Bạn có thể ăn thức ăn giàu axit folic như gan, bông cải xanh, rau chân vịt, bữa sáng với ngũ cốc được bổ sung dưỡng chất và gạo lức.

Ngủ đủ giấc

Sự thay đổi nồng độ hormone, sự tò mò, dự đoán và lo lâu có thể khiến bạn khó có thể ngủ đủ giấc trong 9 tháng mang thai. Ngủ khi mang thai là một nhu cầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ, và bạn cần phải được ngủ. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể chợp mắt một lát và lên kế hoạch nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể. Lên kế hoạch cho việc ngủ buổi tối và thực hiện đúng như kế hoạch. Đặt mục tiêu ngủ từ 7-9 tiếng một đêm. Mệt mỏi là dấu hiệu cho thấy bạn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, do vậy, hãy để bản thân được ngủ nếu có thể.

 Luyện tập thể thao

Luyện tập thể thao tốt cho cả mẹ và bé. Trên thực tế, thường xuyên luyện tập thể thao có thể giúp bạn chống lại rất nhiều vấn đề mới xuất hiện khi mang thai, bao gồm mất ngủ, đau cơ, tăng cân quá nhiều và các vấn đề về cảm xúc. Nếu trước khi mang thai, bạn đã là người thường xuyên luyện tập thể thao, thì hãy tiếp tục duy trì thói quen này. Trao đổi với bác sỹ về bất cứ một sự thay đổi nào bạn cần phải làm để có thể luyện tập được, đặc biệt là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

Nếu bạn không thường xuyên luyện tập trước khi mang thai, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về việc phối hợp các hoạt động luyện tập vào trong các công việc hàng ngày. Bác sỹ có thể sẽ hướng dẫn bạn những hoạt động an toàn và thoải mái cho cả bạn và em bé.

Ăn hải sản

Hải sản chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng, ví dụ như axit béo omega 3, kẽm và sắt – những chất dinh dưỡng rất quan trọng cho cả mẹ và bé. Nhưng điều không may là, hải sản sống hoặc chưa chín kỹ có thể gây ra một số vẫn đề với phụ nữ mang thai. Hải sản có thể có chứa những loại vi khuẩn gây hại và virus, những loại vi khuẩn và virus này có thể sẽ được loại bỏ nếu nấu chín. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh ăn cá sống và cá có thể có chứa hàm lượng thủy ngân cao, ví dụ như cá mập, cá kiếm, cá kình và cá thu.

ba-bau-an-hai-san-duoc-khong-phunutoday(1)

Ăn đa dạng các loại hải sản để bạn không có quá nhiều chất dinh dưỡng của một loại cá nào đó, và không nên ăn quá 350g cá/tuần.

Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục trong khi mang thai được chấp nhận, miễn là bạn không có các yếu tố gây biến chứng thai kỳ, ví dụ như nhau thai tiền đạo hoặc các loại mang thai nguy cơ cao khác. Trao đổi với bác sỹ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về sự an toàn của việc quan hệ tình dục khi mang thai.

Tập yoga

 Bạn nên tránh tập các bài tập yoga nóng, nhưng các bài tập yoga cơ bản khác thì có thể luyện tập được khi đang mang thai. Hãy tìm kiếm các lớp yoga dành riêng cho bà bầu. Người hướng dẫn tại các lớp học này sẽ biết được tư thế nào an toàn cho mẹ và bé, cũng như tư thế nào nên tránh thực hiện. Nếu bạn chưa từng tập yoga trước khi mang thai, hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi đăng ký lớp học yoga. Nếu có thể bạn nên vượt qua các nguy cơ và mối lo ngại để luyện tập yoga

63731843_subscription_xl

Thăm khám thường xuyên

Hỏi bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Thuốc được kê theo đơn, thuốc không theo đơn và các loại thuốc thảo dược đều có thể gây hại cho em bé của bạn.

Hãy tiêm phòng cúm. Phụ nữ mang thai có thể bị ốm rất nặng do cúm và có thể phải cần đến bệnh viện điều trị. Hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về vắc xin chống cúm.

Tham gia lớp học về sinh sản hoặc lớp học làm cha mẹ. Thống nhất và thực hiện các việc nên làm và không nên làm cho phụ nữ mang thai để bạn và con bạn được an toàn và khỏe mạnh.

Những điều không nên làm khi mang thai

Không hút thuốc lá. Ngừng hút thuốc là rất khó, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được! Hỏi bác sĩ để được trợ giúp. Hút thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ truyền chất nicotin và chất gây ung thư cho con bạn. Hút thuốc cũng làm cho bé không hấp thu được các dưỡng chất cần thiết và tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và tử vong ở trẻ sơ sinh.

167254-hut-thuoc

Bà bầu tuyệt đối tránh xa thuốc lá và các đồ uống có chất kích thích

Tránh tiếp xúc với các chất độc hại và hóa chất, chẳng hạn dung môi tẩy rửa, chì, thủy ngân, một số loại thuốc trừ sâu và sơn. Phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc với mùi sơn.

Bảo vệ bạn và con của bạn tránh khỏi các thực phẩm gây bệnh, có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng thậm chí là tử vong. Xử lý, lau chùi, nấu, ăn và giữ thực phẩm đúng cách.

Không uống rượu. Không có lượng rượu an toàn mà phụ nữ có thể uống trong khi mang thai. Cả việc uống rượu hàng ngày và uống nhiều rượu một lúc trong thời gian mang thai đều gây hại cho em bé.

Không sử dụng các loại thuốc gây nghiện. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang sử dụng ma túy Cần sa, cocain, heroin, ... đều là những chất rất nguy hiểm cho bạn và con của bạn.

Đừng lau chùi hay dọn dẹp phân mèo. Điều đó có thể làm bạn có nguy cơ nhiễm toxoplasmosis, một loại nhiễm trùng có thể gây gại cho thai nhi.

 Không ăn cá kiếm, cá thu, cá mập, cá kình, trong chúng chứa hàm lượng cao thủy ngân. 

Tránh tiếp xúc với động vật gặm nhấm, phân, nước tiểu, và vật liệu làm tổ của chúng. Động vật gặm nhấm bao gồm các loài sâu bọ, kí sinh trùng ở trong nhà và các loài động vật gặm nhấm, chẳng hạn chuột nhà và chuột đồng. Những loài gặm nhấm có thể mang vi rút gây hại hoặc thậm chí gây tử vong cho em bé trong bụng bạn.

Không nên tắm quá nóng hoặc sử dụng bồn tắm nước nóng hoặc tắm hơi. Nhiệt độ cao có thể gây hại cho thai nhi, hoặc khiến bạn ngất xỉu.

Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có mùi thơm. Phụ nữ mang thai nên tránh dùng bình xịt mùi thơm, dùng băng vệ sinh có mùi thơm và tắm bằng xà phòng bọt. Những sản phẩm này có thể gây kích ứng vùng âm đạo của bạn, và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng nấm men.

Không thụt rửa. Thụt rửa âm đạo có thể gây kích thích âm đạo, đẩy không khí vào ống sinh và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Tránh chụp x-quang. Nếu bạn phải khám nha khoa hoặc làm các xét nghiệm chẩn đoán, nói với nha sĩ hoặc bác sĩ của bạn rằng bạn đang mang thai nhằm nhận được nhiều hơn sự chăm sóc hỗ trợ.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn