Bố mẹ nào cũng yêu thương con mình nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết cách dạy con để con thấy mình được tôn trọng, được chia sẻ. Trong nhiều trường hợp, chỉ vì một câu mắng của bố mẹ có thể làm tổn thương tâm lý của con, kéo theo những hậu quả đáng tiếc.
Dưới đây là 8 việc cha mẹ thường làm khiến trẻ ngày càng kém thông minh, thậm chí dốt đi.
Đem con ra so sánh
Nhiều cha mẹ có thể vô tình hoặc cũng có thể cố ý ở trước mặt trẻ và người ngoài nói những câu như: "Con nhà em học dốt lắm", "Cháu học kém lại lười học lắm", "Cháu không được thông minh như con nhà chị!"…
Thậm chí có những bậc cha mẹ có con học giỏi, chăm ngoan nhưng vì "khiêm tốn" trước mặt người thân bạn bè cũng thường nói những lời chê bai trẻ như: "Cháu học cũng bình thường", "Cháu cũng còn lười học lắm"… Kỳ thực, những câu nói này có tác động tiêu cực rất mạnh đến tâm lý và sức khỏe của trẻ.
Những câu nói cửa miệng này khiến những đứa trẻ tự ti, bất cần, thậm chí còn tỏ thái độ đố kỵ vì luôn bị so sánh với người khác, trái ngược với mục đích "khích tướng" của bố mẹ để con cố gắng bằng bạn bằng bè.
Bởi thực tế, không phải đứa trẻ nào cũng hiểu được ý nghĩa thực sự trong hành động của bố mẹ. Bản thân chúng chỉ cảm thấy rằng, vì chúng không tài giỏi, thông minh bằng những đứa trẻ khác nên bố mẹ không còn yêu chúng nữa và chúng tin rằng, dù cố gắng nhiều hơn nữa thì cũng không thể bằng được những đứa trẻ khác.
Hàng ngày, cha mẹ nên bồi dưỡng cho trẻ những thói quen tốt như thói quen tự giác học tập, thói quen sinh hoạt, xây dựng cho trẻ một hoàn cảnh sống tích cực, khỏe mạnh, chính diện, hướng về phía trước. Đây cũng là cách cha mẹ chuẩn bị tốt các điều kiện để trẻ trở thành một người thông minh, trí tuệ. Đó không phải một việc khó khăn, chỉ cần cha mẹ để tâm thì hoàn toàn có thể làm được.
Truyền dạy kiến thức quá sớm, bỏ qua sự cảm thụ riêng của trẻ
Một số cha mẹ vì muốn con không thua kém bạn bè ngay từ khi còn nhỏ nên thường có thói quen dạy con trước tuổi. Nhiều người còn viện dẫn lý do không muốn con tự mãn nên thường đặt ra những mục tiêu cao hơn khả năng của chúng.
Tuy nhiên, trẻ con không có khả năng tự đứng dậy sau thất bại như người lớn, vì vậy, sau mỗi thất bại, trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, thất vọng và càng ngày càng tự ti về bản thân. Nếu một đứa trẻ ít khi có được cảm giác chiến thắng thì dần dần, chúng sẽ biến thành đứa trẻ nhút nhát, luôn lo lắng và thấy mình ngu dốt.
Thiếu sự tinh tế đối với con
Có nhiều lý do khiến các bố mẹ đối xử với con bằng sự thiếu tinh tế. Có thể khi còn nhỏ, chính họ đã bị bố mẹ của mình áp đặt theo kiểu "yêu cho roi cho vọt" hay "bố mẹ sinh ra con thì bố mẹ có quyền với con".
Vì thế, theo bản năng, bố, mẹ lại tái diễn cách dạy con này với chính những đứa con của mình. Cũng có bố, mẹ gặp quá nhiều áp lực trong gia đình, công việc hàng ngày nên sinh ra nóng nảy, bực dọc, hễ về đến nhà là trút hết mọi giận dữ lên con theo kiểu "giận cá chém thớt".
Trường hợp khác, bố, mẹ vốn là người tài giỏi và cầu toàn nên khi thấy con thể hiện không như mong đợi thì cảm thấy khó chịu, rồi hay mắng nhiếc con. Những cách "yêu thương" con thiếu tinh tế như thế này khiến các con bị tổn thương.
Cha mẹ không có thói quen học tập, đọc sách
Có cha mẹ nói, việc cha mẹ thích xem ti vi thì có liên quan gì đến con cái? Nhưng kỳ thực, mọi ngôn hàng cử chỉ và cảnh giới suy nghĩ của cha mẹ sẽ trực tiếp quyết định năng lực của trẻ. Đối với một đứa trẻ thì cha mẹ có tầm ảnh hưởng rất to lớn.
Nếu cha mẹ không thích đọc sách, không thích học tập thì thật khó để bồi dưỡng cho con những thói quen này, trẻ cũng khó có hứng thú với việc học tập giống như cha mẹ.
Thường xuyên suy nghĩ là cách tốt để rèn luyện đại não phát triển. Người thường xuyên để não không hoạt động thì não nhanh bị suy yếu, người thông minh cũng sẽ dần trở thành trì độn.
Nếu bố mẹ không học tập, không đọc sách sẽ không thể tạo ra một môi trường tốt để thúc đẩy những điều này ở trẻ và trẻ cũng sẽ không thích học, không thích đọc, chỉ thích xem tivi, chơi điện thoại, lướt facebook… như bố mẹ.
Thường quát mắng trẻ
Đừng bao giờ dùng đòn roi hay quát mắng con một cách nặng nề khi trẻ phạm lỗi. Điều này không chỉ tác động xấu đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi và dần trở nên hướng nội, thậm chí có thể gây ra các rối loạn hành vi và ngôn ngữ, các vấn đề về thần kinh cũng xuất hiện. Thay vì sử dụng những biện pháp bạo lực, cha mẹ nên nói chuyện, phân tích và chỉ ra lỗi sai của trẻ, giúp trẻ sửa lỗi để trở nên tốt hơn.
Cha mẹ hay thức khuya
Trẻ nhỏ thường thích chơi hơn thích ngủ, cha mẹ thường xuyên thức khuya sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Nếu không được ngủ đủ giấc, trẻ sẽ kém tập trung, suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Luôn ép trẻ học tập
Kỳ vọng quá nhiều vô hình chung đã tạo áp lực nặng nề cho trẻ nhỏ. Thường xuyên bắt trẻ học tập, hạn chế vui chơi sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, dần trở nên ngang bướng và khó dạy bảo.
Cấm trẻ không được khóc
Đừng cáu gắt hay la mắng khi trẻ khóc ở nơi công cộng. Hành động này có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trên thực tế, khóc chính là một quá trình “tự chữa lành vết thương” của con người, là liệu pháp giúp hồi phục sức khỏe và tinh thần.
Nói lời cay độc với trẻ
Bạn đã bao giờ nói với con rằng chúng thật kém cỏi, ngu dốt, lì lợm hoặc thường so sánh chúng với những đứa trẻ khác một cách tiêu cực chưa? Những lời nói nặng nề, cay độc với trẻ nhỏ dù là vô tình hay cố ý đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. Đừng biến con bạn trở thành một đứa trẻ lì lợm, ngang bướng chỉ vì lỗi lầm của chính các bậc cha mẹ.