Một cụ già cô độc, không có con cháu, cụ lại yếu đau nhiều bệnh tật. Cụ quyết định vào ở viện dưỡng lão. Cụ tuyên bố bán căn nhà khá đẹp của mình.
Người mua nghe tin ùn ùn kéo đến. Giá căn nhà được ra giá sàn 80.000 bảng Anh (khoảng 2,5 tỷ VND), nhưng mọi người đã nhanh chóng tranh nhau mua, đẩy giá lên 100.000 bảng (khoảng 3 tỷ VND). Giá nhà vẫn đang được đẩy lên nữa. Cụ già ngồi co ro trong chiếc sô pha, mặt mày ủ rũ. Nếu không phải tình hình sức khỏe cụ quá sa sút, chắc chắn cụ không bán ngôi nhà đã cùng với cụ vui buồn hơn nửa cuộc đời.
Một thanh niên ăn vận chất phác đến trước mặt cụ già, khom người nói nhỏ: “Thưa cụ, con cũng rất muốn mua căn nhà này, nhưng con chỉ có 10.000 bảng (khoảng 300 triệu VND). Nhưng nếu cụ bán căn nhà cho con, con đảm bảo cụ vẫn sống ở đây như trước, cùng con uống trà, đọc sách, tản bộ, trò chuyện, ngày nào cũng sống vui vẻ. Xin cụ yên tâm, con sẽ chăm sóc cụ bằng cả trái tim mình”.
Cụ già mỉm cười gật đầu, đồng ý bán cho anh thanh niên ngôi nhà chỉ 10.000 bảng.
Chỉ một trái tim yêu thương đã có sức mạnh hơn 10 lần tiền bạc.
Trong thương trường, trong kinh doanh, mua bán, mọi người đều thường thường nói câu cửa miệng “hai bên cùng có lợi”, hợp tác “win – win”. Có lẽ nó quá đơn giản, ai ai cũng hiểu, nhưng từ biết đến áp dụng thực tiễn là cả cả sự khác biệt như núi cao và vực sâu vậy. Hàng trăm người cùng đến mua nhà, họ đều có tiền, đều trả giá cao hơn, nhưng cuối cùng, phần thưởng lại thuộc về anh nông dân ít học nhưng thiện tâm. Biết đồng cảm với người khác, nghĩ cho người khác mới là người áp dụng thành công “hai bên cùng có lợi”.
Trong cuộc sống chúng ta học rất nhiều đạo lý, rất nhiều kỹ thuật kỹ xảo, chúng ta có một đống chứng chỉ đào tạo, tốt nghiệp, nhưng cái mà chúng ta ít được học, được đào tạo là một trái tim biết cảm thông.
Trong xã hội hiện đại cạnh tranh khốc nghiệt, ai ai cũng muốn trang bị nhiều tri thức, nhiều kỹ năng để giành chiến thắng trong các cuộc đua. Học sinh đua vào trường chuyên lớp chọn, đua vào đại học danh tiếng. Sinh viên ra trường cạnh tranh nhau trong các cuộc thi tuyển dụng của các công ty danh tiếng. Nhân viên, công chức cạnh tranh, đua nhau xuất lên lương, thưởng, lên chức. Các vận động viên, nghệ sỹ đua nhau trong các trận đấu, cuộc thi…
Có không ít người cả một đời chỉ vì tiền bạc mà bận tâm lao lực. Họ thấy rằng sống chính là cần phải cố gắng phấn đấu, và mục tiêu phấn đấu không gì khác hơn là trở thành một người giàu có. Hãy khoan nói về tầm nhìn của những người này hạn hẹp đến thế nào, chỉ riêng họ cả một đời vì danh lợi mà bôn ba khổ cực cũng đã khiến họ trở thành nô lệ của tiền bạc, sống một cuộc đời thật là mệt mỏi.