(Phunutoday)- Sau một thời gian dài các khu đô thị mới phát triển ào ạt thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng. Vì vậy, tình trạng các khu đô thị phát triển thiếu hoàn thiện, biệt thự, nhà liên kế bỏ hoang ngày một nhiều khiến việc xử lý gặp nhiều khó khăn. Theo một đại diện bán hàng của Tập đoàn Nam Cường (xin được giấu tên) cho biết: việc xử lý các khu đô thị bỏ hoang càng khó khăn hơn, bởi có đến 60-70% biệt thự tại các khu đô thị mới thuộc về… quan chức!
Quan chức cấp quận sở sữu 5 biệt thự trong 1 khu đô thị!
Mặc dù chưa có một thống kê cụ thể, nhưng vị đại diện bán hàng của doanh nghiệp BĐS lớn, sở hữu nhiều dự án đô thị đình đám tại phía Tây Hà Nội này vẫn khẳng định: có đến 60-70% lượng biệt thự tại các khu đô thị mới thuộc sở hữu của quan chức nhiều cấp, ngành. 30-40% số biệt thự còn lại thuộc sở hữu của các tổng giám đốc hoặc các doanh nhân ở Hà Nội hoặc từ nhiều địa phương có tiền mua gom.
Vị đại diện bán hàng này cho biết, cách đây không lâu, khi doanh nghiệp mở bán đất liền kế và biệt thự tại một dự án phía Tây thành phố, có một quan chức cấp quận đã mua một lúc… 5 cái [[biệt thự]]. Nghĩ đây chỉ là chuyện khách hàng đặt mua ảo, doanh nghiệp đã cử người tiến hành điều tra thì xác định việc [[quan chức]] cấp quận này mua 5 cái biệt thự là đúng sự thật.
Tổng giám đốc một công ty cổ phần có tiếng khác tại Hà Nội(xin được giấu tên) cũng cho biết: ngoài ngôi nhà mặt phố tại Trung tâm Hà Nội mà gia đình đang sử dụng, ông cũng đang sở hữu đến 2 căn biệt thự rộng mấy trăm mét vuông tại một khu đô thị ngoại ô phía Tây Hà Nội mà chưa có người ở, cũng chưa biết bao giờ mới được hoàn thiện!
Vị Tổng giám đốc này cho biết, mới đây, ông đã phải đóng thuế cho mỗi căn biệt thự với số tiền lên đến 700 triệu đồng/1 căn. Tuy nhiên, khi hỏi đến việc sắp tới gia đình có chuyển đến đó ở hay không thì ông khẳng định là không.
Ngay cả việc có hoàn thiện căn biệt thự để bán hay cho thuê, ông cũng chưa tính đến nên không thể trả lời. Song, ông khẳng định, nếu nhà nước có tăng thu thuế với những căn biệt thự bỏ hoang ông đang sở hữu, ông cũng sẵn sàng nộp thuế đầy đủ không thiếu một xu!
Sở hữu nhiều BĐS là… mốt của những người có tiền!
Ông Phạm Trung Hà, tổng giám đốc Hoà Phát Land cho biết, việc khẳng định tỷ lệ bao nhiêu phầm trăm số biệt thự tại các khu đô thị mới thuộc sở hữu cuả quan chức thì doanh nghiệp là chủ dự án mới nắm được cụ thể nhất. Còn tại các sàn giao dịch BĐS, ông khẳng định, hầu hết những người mua sở hữu biệt thự đều là những người có… rất nhiều tiền.
Cũng theo ông Phạm Trung Hà, không phải khách hàng mua biệt thự nào cũng có nhu cầu để ở. Bởi, ngoài những căn biệt thự mới mua, họ đều có những nơi ở rất tốt tại các khu trung tâm.
Thậm chí, cũng có người mua biệt thự tại các khu đô thị để coi đó như ngôi nhà thứ 2 hoặc thứ 3 để ở thật. Song, vì chất lượng sống ở các khu đô thị này không như mong muốn nên chủ của các căn biệt thự cũng không chịu hoàn thiện dẫn tới việc hàng loạt biệt thự, thậm chí cả khu đô thị bỏ hoang, không có người ở như tình trạng đang xảy ra tại nhiều khu đô thị mới tại Hà Nội.
Không chỉ tại các khu đô thị ở xa trung tâm mới xảy ra tình trạng biệt thự bỏ hoang, mà ngay tại những khu đô thị có hạ tầng xã hội rất tốt, cũng vẫn có tình trạng biệt thự và nhà liền kế bị bỏ hoang. Bởi chủ sở hữu của những căn nhà liền kế và biệt thự này đều đã có ít nhất một nơi ở tốt hơn tại các khu trung tâm. Vì thế, việc mua thêm [[BĐS]] với nhiều người, đó dường như chỉ là một cái thú được sở hữu BĐS hoặc… mốt sở hữu BĐS cao cấp.
Và thực trạng những người có tiền, đã có nơi ở ổn định sở hữu thêm BĐS cao cấp, sẵn sàng nộp thuế, nhưng không chịu sử dụng, cũng không chịu hoàn thiện càng làm cho việc xử lý tình trạng biệt thự bỏ hoang tại các khu đô thị của các cơ quan chức năng trở nên khó khăn và phức tạp hơn!
Biệt thự bỏ hoang ngày càng nhiều tại các khu đô thị mới |
Quan chức cấp quận sở sữu 5 biệt thự trong 1 khu đô thị!
Mặc dù chưa có một thống kê cụ thể, nhưng vị đại diện bán hàng của doanh nghiệp BĐS lớn, sở hữu nhiều dự án đô thị đình đám tại phía Tây Hà Nội này vẫn khẳng định: có đến 60-70% lượng biệt thự tại các khu đô thị mới thuộc sở hữu của quan chức nhiều cấp, ngành. 30-40% số biệt thự còn lại thuộc sở hữu của các tổng giám đốc hoặc các doanh nhân ở Hà Nội hoặc từ nhiều địa phương có tiền mua gom.
Vị đại diện bán hàng này cho biết, cách đây không lâu, khi doanh nghiệp mở bán đất liền kế và biệt thự tại một dự án phía Tây thành phố, có một quan chức cấp quận đã mua một lúc… 5 cái [[biệt thự]]. Nghĩ đây chỉ là chuyện khách hàng đặt mua ảo, doanh nghiệp đã cử người tiến hành điều tra thì xác định việc [[quan chức]] cấp quận này mua 5 cái biệt thự là đúng sự thật.
Tổng giám đốc một công ty cổ phần có tiếng khác tại Hà Nội(xin được giấu tên) cũng cho biết: ngoài ngôi nhà mặt phố tại Trung tâm Hà Nội mà gia đình đang sử dụng, ông cũng đang sở hữu đến 2 căn biệt thự rộng mấy trăm mét vuông tại một khu đô thị ngoại ô phía Tây Hà Nội mà chưa có người ở, cũng chưa biết bao giờ mới được hoàn thiện!
Vị Tổng giám đốc này cho biết, mới đây, ông đã phải đóng thuế cho mỗi căn biệt thự với số tiền lên đến 700 triệu đồng/1 căn. Tuy nhiên, khi hỏi đến việc sắp tới gia đình có chuyển đến đó ở hay không thì ông khẳng định là không.
Ngay cả việc có hoàn thiện căn biệt thự để bán hay cho thuê, ông cũng chưa tính đến nên không thể trả lời. Song, ông khẳng định, nếu nhà nước có tăng thu thuế với những căn biệt thự bỏ hoang ông đang sở hữu, ông cũng sẵn sàng nộp thuế đầy đủ không thiếu một xu!
Sở hữu nhiều BĐS là… mốt của những người có tiền!
Ông Phạm Trung Hà, tổng giám đốc Hoà Phát Land cho biết, việc khẳng định tỷ lệ bao nhiêu phầm trăm số biệt thự tại các khu đô thị mới thuộc sở hữu cuả quan chức thì doanh nghiệp là chủ dự án mới nắm được cụ thể nhất. Còn tại các sàn giao dịch BĐS, ông khẳng định, hầu hết những người mua sở hữu biệt thự đều là những người có… rất nhiều tiền.
Cũng theo ông Phạm Trung Hà, không phải khách hàng mua biệt thự nào cũng có nhu cầu để ở. Bởi, ngoài những căn biệt thự mới mua, họ đều có những nơi ở rất tốt tại các khu trung tâm.
Thậm chí, cũng có người mua biệt thự tại các khu đô thị để coi đó như ngôi nhà thứ 2 hoặc thứ 3 để ở thật. Song, vì chất lượng sống ở các khu đô thị này không như mong muốn nên chủ của các căn biệt thự cũng không chịu hoàn thiện dẫn tới việc hàng loạt biệt thự, thậm chí cả khu đô thị bỏ hoang, không có người ở như tình trạng đang xảy ra tại nhiều khu đô thị mới tại Hà Nội.
Không chỉ tại các khu đô thị ở xa trung tâm mới xảy ra tình trạng biệt thự bỏ hoang, mà ngay tại những khu đô thị có hạ tầng xã hội rất tốt, cũng vẫn có tình trạng biệt thự và nhà liền kế bị bỏ hoang. Bởi chủ sở hữu của những căn nhà liền kế và biệt thự này đều đã có ít nhất một nơi ở tốt hơn tại các khu trung tâm. Vì thế, việc mua thêm [[BĐS]] với nhiều người, đó dường như chỉ là một cái thú được sở hữu BĐS hoặc… mốt sở hữu BĐS cao cấp.
Và thực trạng những người có tiền, đã có nơi ở ổn định sở hữu thêm BĐS cao cấp, sẵn sàng nộp thuế, nhưng không chịu sử dụng, cũng không chịu hoàn thiện càng làm cho việc xử lý tình trạng biệt thự bỏ hoang tại các khu đô thị của các cơ quan chức năng trở nên khó khăn và phức tạp hơn!
Theo kết quả mới nhất mà Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) phối hợp với Sở Xây dựng Hà Nội tiến hành kiểm tra 16 dự án của 11 chủ đầu tư trên địa bàn Hà Nội thì có khoảng 2684 căn biệt thự. Trong đó có 1743 căn đã đưa vào sử dụng (chiếm khoảng 65%), còn lại khoảng 698 căn (chiếm tỷ lệ gần 35%) chưa đưa vào sử dụng. |
- Phương Anh