Luật Căn cước sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định các trường hợp phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước...
Các trường hợp phải cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước
Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức qua Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 điều, có hiệu lực từ 1/7/2024.
Trong đó, theo quy định mới của Luật Căn cước, công dân được cấp đổi thẻ căn cước trong 7 trường hợp sau:
- Đến độ tuổi phải cấp đổi thẻ Căn cước theo khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước: Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thay đổi thông tin họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh.
- Khi thay đổi nhân dạng, xác định lại giới tính/chuyển đổi giới tính.
- Có sai sót trên thẻ Căn cước về các thông tin trên thẻ này.
- Khi thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính.
- Xác lập lại số định danh cá nhân.
- Khi có yêu cầu của người được cấp thẻ Căn cước
Lưu ý, Căn cước công dân, thẻ Căn cước đã sử dụng sẽ bị thu hồi trong trong 7 trường hợp trên.
Bên cạnh đó, khi công dân chưa đến tuổi phải đổi thẻ Căn cước thì sẽ được cấp lại thẻ Căn cước trong các trường hợp sau đây:
Bị mất thẻ.
- Bị hư hỏng thẻ đến mức độ không thể sử dụng được nữa.
- Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Những trường hợp này có thể làm online trên cổng dịch vụ công hoặc đến trực tiếp nơi cấp thẻ để thực hiện. Thông tin được sử dụng là thông tin trên thẻ Căn cước đã được cấp gần nhất.
Rút ngắn thời gian cấp lại thẻ Căn cước xuống còn 7 ngày
Theo Điều 26 Luật Căn cước, thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong khi đó, theo quy định cũ tại Đều 25 Luật Căn cước công dân năm 2014, thời hạn được chia theo các trường hợp như sau:
- Tại thành phố, thị xã:
Cấp mới và cấp đổi: Không quá 7 ngày.
Cấp lại: Không quá 15 ngày làm việc.
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Thời gian thực hiện là không quá 20 ngày áp dụng cho tất cả các trường hợp.
- Tại các khu vực còn lại: Không quá 15 ngày cho tất cả các trường hợp.