Từ thời xa xưa chúng ta đã được nghe nói đến những từ như :”âm đức”, ” âm phúc”… cũng như “hành thiện tích âm đức”, vậy vấn đề này nên hiểu như thế nào?
Thực ra nhiều người chưa thể hiểu rõ thế nào là “âm”và “âm” ở đây không phải là âm dương. Nhưng hiểu nó trong “âm công, âm đức, âm phúc” mang một ý nghĩa khác là ám, tức là thầm lặng, âm thầm hay kín đáo, không hiển lộ ra bên ngoài chẳng hạn. Điều này mang ý nghĩa như người làm việc thiện phải làm được ở trong sự thầm lặng, một cách kín đáo hay lặng lẽ và không hề phô trương.
Âm đức là gì?
Âm đức nghĩa là làm việc tốt mà không cho người khác biết, hay hiểu cách khác là lặng lẽ đi làm, đây được gọi là âm đức. Điển hình như nhiều nhà hảo tâm giấu tên, những người hoằng pháp lợi sanh…cũng như những việc làm như chăm sóc người gặp nạn, che chở những ai bị hãm hại, cứu giúp kẻ bần cùng khó khăn, đóng góp làm các công trình công cộng, vì lợi ích của mọi người mà sẵn sàng xả thân đi làm….đều được xem là việc làm tích luỹ âm đức.
Cổ ngữ có câu: “Người có âm đức, tất sẽ có âm báo”. Ý nghĩa rằng, người nào âm thầm làm việc thiện tích đức thì Thượng Thiên cũng sẽ âm thầm ban phúc báo cho họ. Người âm thầm làm việc tốt sẽ tích được “âm đức” và việc làm nhân đức đó của họ sẽ được Thượng Thiên ghi công lại, gọi là “âm công” và ban phúc cho họ gọi là “âm phúc”.
Văn hóa truyền thống luôn cho rằng, hết thảy danh tiếng, tài vận, phúc lộc của một người ở đời này đều là do đời trước đã tích được đức mà sinh ra. Người nào có được loại “âm đức” này, Thượng Thiên sẽ ban thưởng xứng đáng cho người ấy.
“Âm đức” là tinh hoa của văn hóa truyền thống, là thể hiện tâm tín Phật hướng thiện, kính sợ Thần linh, tin vào “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.
Làm việc thiện mà thể hiện ra cho mọi người cùng biết thì có phải là “âm đức” không?
Làm việc thiện mà không hiểu rõ đạo lý và cứ tự cho việc mình làm là thiện, nhưng kỳ thực lại không tốt và chắc chắn sẽ tạo nghiệp, uổng phí tâm tư một cách vô ích. Hay nhiều người, làm việc thiện chủ yếu để phô trương thanh thế, hòng lấy hư danh cũng như mưu cầu lợi lộc khác, những kiểu làm thiện này không những khó mang lại phúc báo mà còn tạo nghiệp.“âm đức” là thiêng liêng nên khi đã làm việc thiện mà cố ý chỉ để khoa trương bản thân hay để được “danh” và “lợi” thì chắc chắn hiệu quả “âm đức” sẽ tự nhiên mà mất đi.
Âm đức đơn giản là không hại người
Đời người, ai rồi cũng khó tránh khỏi việc va chạm hay làm tổn thương người này người kia. Có đôi khi việc làm hại người khác là việc vô ý nhưng cũng có khi là vì tâm tính không tốt mà cố ý làm như vậy. Thế nhưng, xét đúng nghĩa về phúc đức, theo nhân quả báo ứng thì có một số người bạn nhất định không được làm hại họ. Và việc tích âm đức chỉ đơn giản là ta không hại người khác.
Làm thế nào để tích được âm đức?
Người dùng tài năng làm việc thiện, sẽ dễ có được nhiều âm đức. Nhưng nếu dùng nó để tạo điều kiện làm việc xấu, từ đó làm tổn hại âm đức thì sẽ bị tiêu vong. Chính vì vây có người đã biết so sánh về y thuật của thầy thuốc như làm việc thiện có thể cứu người, nhưng nếu ác ý thì sẽ làm chết người. Mà hại người thì dĩ nhiên phải bị trừng phạt, có thể hiểucách khác người mệnh yếu sẽ liên quan tới những hành vi xấu xa mà chính bản thân đã làm trong quá khứ. Phận con người khi được sinh ra giống như tờ giấy trắng, hãy biết sống thiện và đừng sống ác. Bởi hãycố gắng mỗi ngày để sửa bản thân và cố gắng trở thành người thiện chắc rằng sẽ tu được âm đức. Bởi cuộc đời ngắn lắm,vài chục năm tưởng dài nhưng nó trôi nhanh như cái chớp mắt. Về với cát bụi rồi, thứ mang theo chỉ có tội hoặc phúc. Làm việc thiện phải xuất phát từ tâm. Nếu tâm không thiện thì dù có vung tiền của cứu giúp có ngàn người sẽ chẳng có ý nghĩa gì, ngược lại, chính tâm chân thiện dù không có một đồng làm việc thiện, nhưng một nụ cười hay một cái nắm tay chân thành cũng đủ để tích âm đức rồi.
Mọi người tự mình cố gắng tích lũy nhiều âm đức cũng như hành thiện và làm việc tốt nhưng chớ khoa trương ở khắp mọi nơi hãy lặng lẽ, âm thầm đi làm là được rồi. Ai có thể làm được điều này, người đó đã mở đường mang tới phúc báo vô lượng cho bản thân.
Người dùng tài năng làm việc thiện, sẽ tích được đại đức, phú quý muôn đời; Nhưng nếu dùng nó để làm việc xấu, từ đó tổn hại âm đức, mệnh đoản, mà gia tộc cũng có thể tiêu vong. Cho nên, có người đã so sánh cây bút của văn nhân và y thuật của thầy thuốc, thiện dùng thì có thể cứu người, ác ý thì có thể giết người. Mà giết người thì phải đền mạng, đây là Thiên lý, cho nên những người mệnh yểu là có liên quan tới những việc xấu đã làm trong quá khứ.
Con người sinh ra như tờ giấy trắng, sống thiện thì thành người thiện, sống ác thì thành người ác. Bởi vậy, Phật dạy phải tu tâm hàng ngày hàng giờ để sửa mình, cố gắng trở thành người thiện, tu được nghiệp lành. Người ta đấu đá, tranh giành, so bì, tị nạnh lẫn nhau, rút cuộc là vì thứ gì. Bởi đời người ngắn lắm, mấy chục năm tưởng dài mà trôi nhanh như cái chớp mắt. Về với cát bụi rồi, thứ mang theo chỉ có Tội hoặc Phúc.