1. Phúc hậu
“Hậu đức tải vật”, con người có đức hạnh thì không có việc gì không gánh vác được. Nhà Phật lấy phúc làm đầu, ở đầu, làm gì cũng hướng tới cái phúc. Muốn trở thành người tốt chân chính, trước tiên là phải có phúc hậu, đối đãi với người trên kẻ dưới hòa nhã, hiền hậu.
2. Lương thiện
“ Ban ngày không không làm chuyện khuất tất, ban đêm không sợ ma gõ cửa”, nhà Phật hướng thiện, lấy lương tâm làm thước đo của một người tốt.
3. Giữ chữ tín
Người có tín thì vạn người tôn trọng, người bất tín thì vạn người khinh khi. Làm người, lấy chữ tín răn mình, không dối trá, thất hẹn với người khác chính là tiêu chuẩn Phật dạy làm người tốt
4. Khoan dung
Khoan dung chính là vĩ đại. Làm người, không nên chấp nhất mà phải có cái nhìn thoáng rộng, sẵn sàng tha thứ cho sai lầm để giáo hóa cái sai bằng tấm lòng.
5. Thành thật
Điều cơ bản này hẳn ai cũng biết, “thật thà là cha giả dối”, làm người phải đàng hoàng, thẳng thắn, kẻ lươn lẹo, dối trá tất bị quả báo.
6. Khiêm tốn
Phật dạy làm người tốt tức là không ngừng tu dưỡng, cố gắng, luôn kính trên nhường dưới, “thắng không kiêu, bại không nản”, khiêm cung giữ mình.
7. Chính trực
Người sống ở đời phải chính trực, không dèm pha xu nịnh, dám nhìn thẳng vào sự thật, dám đấu tranh vì lẽ công bằng.
8. Kiên trì
Phật dạy làm người tốt: Cuộc sống vốn khó khăn, muốn trở thành người tốt phải thật kiên trì, dũng cảm đối diện, không nao núng. Chỉ cần tu dưỡng tốt, công lao không bao giờ phí.
Bốn nghiệp kết mà Phật dạy
Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ, đây là bốn điều xấu ác mà bất cứ ai cũng nên tránh, hàng ngày đọc báo chúng ta vẫn thường thấy nhan nhãn các tội phạm phạm bốn điều trên: giết người, cướp của… gây cho xã hội những bất an thường nhật. Rõ thấy, những điều mà Phật dạy chẳng có gì khác ngoài những chuyện thực thường ngày ở thế gian.
Bốn trường hợp ác
Tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si. Về tham dục, không phải cứ tham dục là điều xấu, mà tham dục cần phân biệt có hai loại, loại tham dục phục vụ ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) khiến cho tâm trí mê mờ, dẫn đến những vọng tưởng điên đảo, sân hận, sợ hãi và ngu si… loại tham dục này thì cần phải loại bỏ, loại tham dục thứ hai phục vụ cho chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp… cho sự học hành, phát triển nhân cách, tinh thông trí tuệ, nâng cao dân trí, sự phồn thịnh xã hội, sự bình an, sự hạnh phúc..thì cần thực hành và phát huy.