3 dấu hiệu trên bàn tay cảnh báo đường huyết tăng cao, không muốn bị tiểu đường thì nên đi khám ngay

( PHUNUTODAY ) - Các dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng có thể gây nhầm lần với các bệnh vặt khác nên thường bị nhiều người bỏ qua.

Mu bàn tay nổi mẩn đỏ

Nổi mẩn đỏ ở mu bàn tay là một tình trạng dị ứng phổ biến. Nó thường xuất hiện khi vùng da tay tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng hoặc do côn trùng đốt. Nếu do tác nhân dị ứng bên ngoài, mẩn đỏ sẽ tự biến mất sau vài giờ đến vài ngày mà không cần sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng mẩn đỏ ở mu bàn tay xuất hiện thường xuyên, không phải do các tác nhân dị ứng thì đó là tín hiệu cảnh bảo tình trạng mất kiểm soát đường huyết trong máu.

Tê bì ngón tay

Tê bì ngón tay là vấn đề nhiều người gặp phải, đặc biệt là đối tượng người trung niên và người cao tuổi. Ban đầu, người bệnh có cảm giác tê ở cá đầu ngón tay giống như bị kiến bò hoặc bị châm chích. Sau đó, cảm giác này lan xuống bàn tay, cánh tay...

Người khỏe mạnh có thể gặp tình trạng tê bì ngón tay, chân khi đứng, ngồi hoặc nằm sai tư thế. Tuy nhiên, khi đường huyết trong cơ thể tăng lên, cảm giác tê bì, ngứa ran ở các ngón tay có thể xuất hiện thường xuyên. Nếu gặp tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn cần đi khám tiểu đường ngay.

Tay nổi mụn rộp

Với những người có làn da nhạy cảm, việc nổi mụn rộp hoàn toàn có thể xảy ra. Khi bị tác động, các mụn này sẽ vỡ ra, gây đau rát và có thể lan rộng, gây nhiễm trùng.

Với người có đường huyết cao, mụn rộp xuất hiện trên tay nhưng không gây đau hay ngứa. Nguyên nhân gây mụn là do nhiễm nấm candida albicans và lượng đường trong máu dư thừa. Vì vậy, khi thấy hiện tượng mụn rộp nổi bất thường trên da, bạn không nên chủ quan. Đây là lúc cần đi khám sức khỏe để tìm hiểu nguyên nhân vấn đề.

Một số dấu hiệu khác cảnh báo đường huyết tăng cao

Khát quá mức

Để khôi phục cân bằng đường trong máu, cơ thể sẽ cố gắng thải trừ đường qua nước tiểu. Do đó, thận phải tăng cường hoạt động hơn để thải lượng glucose dư thừa ra khỏi cơ thể. Việc này dẫn tới một lượng chất lỏng từ các mô cơ thể sẽ bị đào thải ra ngoài cùng với lượng đường dư thừa. Do mất nhiều chất lỏng nên bạn sẽ luôn cảm thấy khát và cần phải uống nhiều nước.

Tăng cảm giác đói

Quá nhiều đường trong máu nghĩa là các tế bào của cơ thể bị đói vì thiếu năng lượng và khi đó bạn sẽ cảm thấy đói nhanh hơn. Nếu bạn ăn càng nhiều carbohydrate lượng đường trong máu càng tăng cao.

Tăng tiểu tiện

Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm có thể là dấu hiệu đường huyết tăng cao. Đây là kết quả của việc thận cần lấy thêm nước ra khỏi các mô để làm loãng lượng đường dư thừa và đào thải chúng ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.

Tầm nhìn mờ

Đường huyết tăng cao khiến cơ thể phải thải chất lỏng từ các mô, bao gồm cả dịch ở mắt và làm ảnh hưởng đến thị lực, gây ra hiện tượng nhìn mờ.

Mệt mỏi

Khi đường trong máu tăng cao nhưng ít được đưa vào tế bào để tạo năng lượng, tế bào sẽ bị "đói" khiến bạn cảm thấy chậm chạp và mệt mỏi.

Tác giả: Thanh Huyền