Tết Đoan Ngọ - 5/5 âm lịch hằng năm là dịp lễ truyền thống của người Việt. Ngày này còn được gọi là Tết diệt sâu bọ. Trong ngày, mọi người sẽ ăn các món như trái cây, rượu nếp để diệt trừ sâu bọ, bảo vệ sức khỏe.
Tuy nhiên, mọi người cần chú ý rằng rượu nếp là món ăn được ủ lên men, có chứa cồn nên có thể khiến cơ thể có nồng độ cồn sau khi ăn.
Ăn cơm rượu nếp làm cơ thể có nồng độ cồn
Cơm rượu nếp được làm từ các loại gạo nếp (nếp cái hoa vàng, nếp cẩm...) được đồ chín rồi trộn cùng với các loại men và ủ trong một thười gian nhất định. Sau khi lên men, cơm rượu nếp sẽ chứa một lượng cồn nhất định. Lượng cồn này tương đối thấp do cơm rượu nếp chỉ cần ủ 3 ngày là sử dụng được. Lượng cồn trong rượu nếp bình thường sẽ cao hơn do quá trình ủ cần thời gian dài hơn (từ 7-10 ngày). Có thể thấy, thời gian ủ càng lâu thì đường chuyển hóa thành cồn càng nhiều và làm cho nồng độ cồn trong sản phẩm thu được càng cao.
Do cơm rượu nếp có chứa cồn nên khi ăn chắc chắn sẽ khiến cơ thể có cồn. Ăn cơm rượu nếp với số lượng lớn hoặc ăn khi đói thậm chí có thể khiến một số người bị say. Ăn cơm rượu nếp cũng có thể dẫn tới lỗi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông tương tự như khi sử dụng rượu.
Theo quy định hiện hành, nồng độ cồn trên 0 được coi là hành vi vi phạm giao thông. Do đó, người dân có ăn món cơm rượu nếp thì phải chú ý trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Sau quá trình lên men, cơm rượu sẽ chứa ethanol. Do đó, sau khi ăn cơ thể cũng sẽ có ethanol (cồn). Muốn tham gia điều khiển phương tiện giao thông sau khi ăn cơm rượu, chúng ta bắt buộc phải có thời gian nghỉ ngơi nhất định để đưa nồng độ cồn về mức 0.
Ăn cơm rượu nếp, mất bao lâu nồng độ cồn mới về 0?
Ăn khoảng 1/3 bắt cơm rượu thì cần nghỉ ngơi một vài tiếng rồi mới điều khiển phương tiện.
Trên thực tế, tốc độ đào thải cồn ra khỏi cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như ăn/uống lúc no hay lúc đói, giới tính, tuổi tác, cân nặng, di truyền, thể trạng, bệnh lý... Ngoài ra, việc đào thải cồn cũng phụ thuộc vào nồng đồ cồn trong thực phẩm đã tiêu thụ. Sử dụng càng nhiều thực phẩm chứa cồn thì thời gian đào thải càng lâu.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra tiêu chuẩn 1 đơn vị cồn chứa 10 gram cồn tương ứng với 1 chén (30 ml) rượu mạnh 40 độ; 1 ly (100 ml) rượu vang 13,5 độ; 1 vại (330 ml) bia hơi hoặc 3/4 chai/bia 5% cồn (330 ml).
Trong trường hợp cơ thể người bình thường có tốc độ chuyển hóa chất bình thường thì gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn trong vòng 1 giờ. Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị này, cơ thể sẽ mất thêm 1-2 giờ đồng hồ nữa.
Trường hợp cơ thể chuyển hóa chậm hoặc chức năng gan suy yếu thì thời gian chuyển hóa cồn và đào thải hết cồn ra khỏi cơ thể sẽ càng lâu.
Trên thực tế, cồn có thể tồn tại trong cơ thể lâu hơn bạn nghĩ. Theo tính toán, sau 6-12 giờ vẫn có thể đo được nồng độ cồn trong máu, sau 12-24 giờ vẫn có thể tìm thấy nồng độ cồn trong hơi thở, sau 36 giờ vẫn có thể đo được nồng độ cồn trong nước tiểu và sau 72 giờ vẫn có thể xét nghiệm mẫu tóc để tìm nồng độ cồn.
Với trường hợp chỉ ăn một lượng cơm rượu nếp nhỏ, nồng độ cồn thấp thì thời gian đào thải cồn ra khỏi cơ thể sẽ không quá dài. Do đó, bạn có thể nghỉ ngơi và làm các việc khác (không phải điều khiển phương tiện giao thông) để chờ lượng cồn trong cơ thể giảm xuống, tránh gặp tình trạng kiểm tra thấy nồng độ cồn trong hơi thở khi lái xe.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Nghiên cứu mới tiết lộ: Thức khuya mỗi đêm tăng 41% nguy cơ mắc tiểu đường loại 2
-
Loại rau này giàu protein như thịt, giá cao hơn thịt nhưng nhiều người thích mua, chợ Việt ở đâu cũng có
-
Khung giờ vàng uống cà phê cực kỳ tốt cho sức khỏe: Ai không biết quá phí
-
4 lý do tại sao thay đổi thời tiết lại gây đau đầu
-
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống dầu cá