Bì lợn chứa nhiều protein, trong đó chủ yếu là elastin, keratin và collagen. Trong đó, gelatin và collagen là những chất có tác dụng gắn kết các tế bào trong cơ thể để tạo thành các mô vững chắc.
Bì lợn cung cấp các thành phần dinh dưỡng tốt cho da, gân và xương, giúp các tế bào ở những bộ phận này gắn kết với nhau.
Bì lợn chứa nhiều protein nhưng lại rất ít carbohyrate. Vì vậy, loại thực phẩm này không làm tăng đường huyết.
Chất béo có trong bì lợn có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
Có thể bạn chưa biết, bì lợn và dầu olive có chứa cùng một loại chất béo là chất béo không bão hóa, phần lớn là axit oxalic.
Axit oxalic là chất béo tự nhiên có trong các loại động vật và thực vật khác nhau, mang lại nhiều lợi ích đói với sức khỏe của con người.
Ngoài ra, bì lợn cung cung cấp một lượng natri nhất định có tác dụng điều chỉnh khả năng hấp thụ glucose và lượng chất lỏng trong cơ thể. Ngoài ra, natri cũng là thành phần giúp loại bỏ các carbon dioxide dưa thừa trong cơ thể.
Cần phải lưu ý rằng, bì lợn dù mang lại những lợi ích nhất định đối với sức khỏe tuy nhiên bì lợn cũng chứa nhiều cholesterol xấu. 100 gram bì lợn luộc có thể chứa 37 gram chất béo bão hòa 122mg cholesterol. Việc nạp nhiều cholesterol và chất béo bão hòa sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, khiến động mạch bị tắc nghẽn, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Ăn bì lợn có thể giúp bổ sung collagen cho cơ thể, làm xương khớp dẻo dai, duy trì làn da căng mịn. Tuy nhiên, lượng protein trong bì lợn sẽ không đủ đáp ứng tất cả các loại axit amin thiết yếu. Do đó, ăn quá nhiều bì lợn chỉ với mục đích bổ sung collagen thì có thể dẫn tới việc mất cân đối dinh dưỡng. Bạn nên có một chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm với các loại thịt, cá, trứng, sữa và rau củ quả tươi.
Do chứa nhiều chất béo và giàu natri nên bì lợn là thực phẩm khá khó tiêu. Những người có hệ tiêu hóa kém khi ăn các món từ bì lợn nên chọn bì luộc kỹ hoặc ninh nhừ. Người bị tăng huyết áp, bị bệnh tim mạch nên tránh xa loại thực phẩm này.
Khi sơ chế bì lợn, bạn cần phải loại bỏ hết phần lông và làm sạch toàn bộ các chất bẩn bám trên bề mặt. Nên rửa bì lợn với muối và giấm để vừa loại bỏ các chất bẩn vừa có tác dụng khử mùi hôi.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Muốn uống cà phê nhưng sợ mất ngủ thì nhất định bạn rất cần các mẹo sau
-
Loại quả được ví như "thịt của người ăn chay", phòng ung thư hiệu quả, ngoài chợ bán giá rẻ bèo
-
Viêm não mô cầu rình rập: 5 thói quen vô tình ‘mở cửa’ cho bệnh
-
Những thay đổi về sức khỏe khi cơ thể ở tuổi 50
-
5 món ăn nhẹ giúp "tín đồ ăn vặt" giảm cân nhanh chóng