Bô xe máy là tình trạng không may phần da thịt cơ thể chạm phải bô xe gây bỏng. Bô xe máy có thể gây bỏng lạnh hoặc bỏng nóng nhưng chủ yếu bỏng nóng khi xe máy đang hoạt động, bô chưa hạ nhiệt.
Bỏng bô là vết bỏng nhiệt tức là da chịu nhiệt độ cao hơn cho phép nên tổn thương da và tổn thương lớp sâu trong da tùy theo tình trạng va chạm và mức nhiệt ở bô xe. Để xử lý được thì bạn cần nắm được mức độ bỏng bô. Bỏng bô chia thành 3 loại cấp độ:
Bỏng cấp độ 1: Đây là mức bỏng nhẹ chỉ tổn thương lớp da ngoài, da bỏng ửng đỏ và chạm vào sẽ chuyển thành màu trắng, có cảm giác rát. Nhưng ở vị trí vết bỏng không có mủ hay phồng rộp da.
Bỏng cấp độ 2: Đây là tình trạng vết bỏng làm tổn thương ở cả lớp biểu bì và phần lớn trung bì còn nguyên vẹn. Biểu hiện là thấy nốt phỏng chứa dịch màu vàng nhạt,ở dưới đáy nốt phỏng màu vàng ánh, ướt và kèm theo dịch chảy ra. Mức độ bỏng này cần cẩn trọng khi xử lý.
Bỏng cấp độ 3: Đây là mức bỏng nguy hiểm vì tổn thương tất cả các lớp từ da đến cơ hay xương. Biểu hiện là vết bỏng này có triệu chứng là da cháy đen hay chuyển sang trắng, vàng, và xuất hiện hiện tượng sưng nhiều. Tại chỗ tổn thương sẽ thấy đau nhức, sần sùi.
Khi bỏng nặng bạn cần tới cơ sở y tế điều trị. Tuy nhiên ngay khi bị bỏng, sơ cứu đúng sẽ giúp nhanh lành, chống nhiễm trùng, giúp giảm nguy cơ sẹo xấu.
Cách sơ cứu đúng
Nếu vết bỏng bô chỉ ở cấp độ 1 và 2 thì các bạn có thể xử lý ngay tại nhà. Trong trường họp bỏng độ 3 nên đến cơ sở y tế.
Bước 1: Bạn cần loại bỏ quần áo vùng bị bỏng (nếu có)
Hãy loại bỏ ngay lớp quần áo chỗ bỏng vì quần áo giữ nhiệt càng khiến vết bỏng bô lan rộng và dễ gây tổn thương sâu hơn.
Bước 2: Làm mát vùng bị bỏng
Nhanh chóng cho vùng da bỏng vào vòi nước mát sachj sẽ để tầm khoảng 20 phút, Xả nhẹ nhàng để tránh tổn thương nặng. Nước mát sạch giúp làm dịu vết bỏng nhưng không dùng nước lạnh, nước đá. Cũng không nên lạm dụng xả nước quá lâu vì có thể khiến vết bỏng bị trầy và diễn biến nghiêm trọng hơn.
Sau đó ngâm vùng da bỏng với nước mát mát từ 16 - 20 độ C. Ngâm càng sớm thì hiệu quả phục hồi càng cao. Bạn ngâm cho tới khi hết cảm giác đau rát, tầm 15 - 30 - 45 phút tùy tình trạng. Trong trường hợp không có sẵn nguồn nước mát thì tận dụng nước sạch sẵn có như nước máy, nước mưa, nước giếng khoan, nước suối… ngay tại nơi bị bỏng để sơ cứu.
Bước 3: Làm sạch vết bỏng
Rửa vết bỏng với nước muối sinh lý (NaCL 0,9%) hay dung dịch Povidine (cồn đỏ) 10%. Tuyệt đối không dùng cồn hay oxy già rửa vết bỏng vì sẽ làm chết tế bào, gây loét sâu hơn.
Nhất là trường hợp người bị bỏng bô xe máy bị dị ứng với Iod hay là phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú thì không nên dùng Povidine.
Bước 4: Chăm sóc vết bỏng
Người bỏng nhẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà, lưu ý không cần băng bó vết bỏng và nên để thông thoáng. Điều này sẽ giúp vết thương mau lành hơn. Khi cần ra ngoài đường thì che chắn bằng cách mặc đồ rộng rãi che phủ, và băng lại bằng gạc để tránh bụi bẩn có thể bám vào vùng da bị bỏng. Tuy nhiên lưu ý không nên băng quá chặt hay quá kín vì có thể gây sừng hóa da non.
Tác giả: An Nhiên
-
Loại rau giàu canxi, ngang ngửa tổ yến, nhưng ít người biết mà ăn
-
Vắt chanh nhớ giữ lại vỏ: Không chỉ giàu vitamin C, vỏ chanh còn chứa ‘kho báu’ cho sức khoẻ
-
Có 1 loại cá 'ngậm' toàn thủy ngân, người bán cho không cũng đừng lấy về
-
Bữa sáng đừng ăn mì tôm mãi: 3 thực phẩm này Ngon - Bổ - Rẻ sánh ngan nhân sâm, tổ yến
-
8 loại thực phẩm ai cũng nghĩ là rau nhưng nhiều tinh bột, càng ăn càng tăng cân vùn vụt