Các cụ dạy: 'Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang', vì sao lại thế?

( PHUNUTODAY ) - Người xưa có 1 câu nói rất hay rằng: 'Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang', bạn có hiểu ý nghĩa là gì không?

Thời xưa, ở những vùng nông thôn, người dân thường rất chú trọng việc tổ chức tang lễ. Người mất là lớn nhất nên mọi thủ tục đều không thể qua loa. Thời điểm đó, nếu gia đình nào có người mất, nếu tổ chức tang lễ mà trời mưa, người già thường nói rằng “Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang”. Vậy tại sao người xưa lại nói như vậy?

Câu “Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ” có nghĩa, khi đưa tang nếu như gặp phải trời mưa, nước mưa rơi xuống quan tài thì đây là điềm xấu. Theo quan niệm của người xưa, đây là một hiện tượng không tốt. Nếu khi đưa tang mà gặp trời xưa thì quan tài sẽ bị nước mưa làm ướt hết, cuộc sống sau này của họ sẽ gặp xui xẻo ngày càng nghèo khó.

“Mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang”, câu này ý chỉ khi mai táng xong trời mới đổ mưa, nước mưa rơi trên mộ giống như là ông trời cảm động. Người xưa quan niệm, điều này chứng tỏ ông trời sẽ phù hộ cho con cháu của người đã mất được đại cát đại lợi. Vì thế mà người ở vùng quê mới cho rằng, nếu xảy ra điều này thì đời đời kiếp kiếp sau này của con cháu sẽ được hưởng giàu sang phú quý.

Chưa kể, trong tang lễ truyền thống của Trung Quốc, người ta sẽ không chôn cất trực tiếp sau khi chết mà sẽ để xác ở nhà trong vài ngày, sau đó họ mới mang người chết đi chôn cất. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn thực hiện chế độ mai táng, sau khi chết người ta sẽ không hỏa táng mà cho vào quan tài đã chuẩn bị trước, sau một thời gian mới chôn cất.

Vì thế, nếu trời mưa trước khi quan tài được chôn cất thì điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ an táng. Theo quan niệm của người xưa, nếu người chết còn tiếc nuối trần gian, không muốn rời xa cõi đời thì sẽ xảy ra dấu hiệu này. Vì thế, đây là dấu hiệu của điềm xui, đen đủi. 

Thực tế, điều này không hoàn toàn có cơ sở. Xét cho cùng, hầu hết những nơi chôn cất của người xưa đều ở miền núi, giao thông đi lại khó khăn, phương tiện lạc hậu nên người dân chỉ còn cách khiêng quan tài đi. Nếu như trời mưa vào thời điểm chôn cất, đường đi trên núi sẽ ngày càng khó khăn gập ghềnh, lầy lội, chỉ cần nguy hiểm một chút cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng. 

Theo một số người, trời mưa trước khi chôn cất chứng tỏ người đã khuất chưa yên lòng ra đi, nếu gia đình nhất quyết không chôn sẽ khiến người qua đời không gặp vận may, ảnh hưởng đến con cháu, gia đạo, gia đình dễ xảy ra tranh chấp.

Nói chung, trong mắt người xưa thì việc ma chay là việc vô cùng hệ trọng, đây còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo này không chỉ thể hiện khi người già còn sống, sau khi chết họ vẫn được con cháu tổ chức ma chay và chôn cất tử tế.

Thân mặc áo hiếu, không tới nhà người

Ngoài câu nói trên, người xưa còn truyền nhau câu nói “Thân mặc áo hiếu, không tới nhà người”. Câu này còn có nghĩa là, trong thời gian chịu tang người thân, không được tới nhà người khác. Người xưa có câu “Thập xứ hương phong cửu bất đồng”, “thân mặc áo hiếu”, tức là trong thời gian chịu tang, mỗi vùng miền lại có một phong tục tập quán khác nhau, có nơi thì 3 ngày, có nơi lại 7 ngày. Thậm chí, có nơi còn có tập tục rằng, trong vòng 3 năm sau khi có mất, vào dịp Tết không được dán câu đối đỏ hay màu sắc khác, có nơi là màu trắng, có nơi là màu xanh lục.

Những câu tục ngữ này dù không có căn cứ khoa học nhưng đều thuộc về tập tục dân gian, có người thì coi trọng nhưng có người lại cảm thấy hết sức bình thường. Chính vì thế, tốt nhất mọi người nên tìm hiểu phong tục tập quán ở từng nơi trước khi chuyển đến đó sinh sống để tránh xảy ra những hiểu lầm, mâu thuẫn không đáng có.

Có câu chuyện rằng, một anh chàng từ nhỏ đã theo bố mẹ sang tỉnh khác sinh sống, đến khi bố mẹ qua đời thì theo tục lệ lá rụng về cội, mang tro cốt của họ về quê hương. Thế nhưng, do từ nhỏ đã định cư ở xa, không hiểu tập tục địa phương nên nhân dịp về quê, sau khi kết thúc tang lễ, anh đã mua một chút quà để đến thăm họ hàng.

Đầu tiên, anh tới thăm nhà bác trưởng. Sau đó anh tới nhà bác hai nhưng không ai chịu mở cửa dù rõ ràng bên trong có người. Sau khi họ hàng nhắc nhở, anh cảm thấy ngại ngùng vô cùng vì từ trước đến nay không hề biết đến tập tục này. Thế nhưng, trong lòng anh cũng nghĩ tại sao bác hai lại có thể như thế được, dù có là tập tục nào đi chăng nữa, ít nhất cũng không đến nỗi không cho người ta vào cửa chứ.

Thế nhưng theo như lời của bác hai, người trẻ bây giờ chẳng hề biết phép tắc gì cả. Chuyện này khiến hai bên hiểu lầm, mâu thuẫn và ngày càng xa cách. Vốn cả hai đã sống xa nhau, đã ít gặp mặt nay lại vì chuyện này mà thêm không nhìn mặt nhau. Thực tế, điều này là do cả hai bên không hiểu nhau, nếu anh chàng kia tìm hiểu từ trước thì họ hoàn toàn có thể tránh được những mâu thuẫn không đáng có, mọi người vẫn có thể vui vẻ sum vầy, tụ họp với nhau.

Tác giả: Thạch Thảo