Khi con hỏi "Nhà mình nghèo phải không?" bạn trả lời thế nào?Câu trả lời của cha mẹ quyết định tương lai của con

( PHUNUTODAY ) - Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với những lời nói của cha mẹ nên khi con hỏi câu này bạn cần suy nghĩ về câu trả lời để tránh ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ

Trẻ nhỏ đừng nói không biết gì, chúng rất để ý lời nói xung quanh và quan sát. Chúng vô tư nhưng khi đã để ý thì rất tinh. Khi sang nhà một người khác thấy đồ đạc nếp sinh hoạt của nhà khác không giống nhà mình bọn trẻ sẽ đặt câu hỏi. Đôi khi chúng sẽ nghe thấy người lớn nói. Trong xã hội có thể sẽ không tránh được những câu của người hàng xóm nói "nhà nó nghèo ấy mà", hoặc thậm chí nhiều cha mẹ còn than thở với con cả ngày rằng "nhà mình nghèo lắm, bố mẹ nghèo lắm".

Có chuyện kể một người cha khi nghe con hỏi về điều đó, anh đã nói nhà mình không nghèo, nhưng bố mẹ không dùng tiền đổi nhà to vì hiện tại chúng ta ở đây rất tốt, vui vẻ, bố mẹ không mua giày đắt tiền vì đôi giày này đi vẫn rất thoải mái, chúng ta cần dùng tiền đó cho nhiều việc ý nghĩa hơn, ví như để dành cho con đi đại học hoặc biếu ông bà, giúp đỡ người khác...

Câu trả lời của bố mẹ và tâm thái của bố mẹ sẽ ảnh hưởng tới cuộc đời con. Nếu bạn cố che đậy sự nghèo khó của mình và nói dối con nhà mình giàu, rồi nói nếu con thích được như bạn, bố mẹ sẽ mua cho con. Thì điều đó vô tình sẽ biến con bạn thành một đứa trẻ phù du, chạy theo sự sĩ diện. Nhưng nếu bạn muốn nhấn mạnh nhà mình rất nghèo thì con sẽ tự ti với bạn bè và người khác. Cả hai trạng thái đó đều khá tiêu cực cho con cái phát triển.

Do đó cha mẹ có thể lưu ý và tham khảo một vài điều sau:

Không nói dối về gia cảnh nhưng tránh gieo rắc tư tưởng nghèo khó lên con

Nhiều người khi chưa nghe con hỏi đã dạy con ngay từ nhỏ rằng nhà mình nghèo lắm, nhà mình không có tiền đâu, con đừng có đòi hỏi, bố mẹ không có đâu. Điều đó với nhiều bố mẹ xem như cách để con tránh đòi hỏi. Nhưng họ không biết rằng những câu đó in hằn trong đầu trẻ sự ti ti và mệt mỏi, áp lực trói buộc. Hơn nữa đó cũng là cách tư duy không sáng. Đôi khi bạn nghĩ đó là sự động viên trẻ cố gắng nhưng với trẻ đó lại là áp lực, cam chịu tự ti.

Khi trẻ đòi hỏi hãy hướng trẻ tới lý do thực sự hữu ích hơn để chi tiêu cho việc khác mà chưa chi tiêu cho việc đó, chứ đừng nói "nhà mình làm gì có tiền", "nhà mình nghèo lắm". Thay vì như thế hãy nói "bố mẹ thấy chúng ta cần mua cái này trước hơn". Mặc cảm tự ti có thể theo trẻ đi suốt cuộc đời và trẻ không dám bộc lộ bản thân mình, luôn kìm kẹp bản thân mình lại.

Ngược lại nếu bạn muốn trẻ không tổn thương bằng cách nói dối nhà mình không nghèo, rồi giả vờ giàu có thì con bạn có thể sẽ sinh ra đòi hỏi hư hỏng và huênh hoang. Mang điều đó đi khoe với bạn bè. Trong khi đó nếu bạn cho thấy thực sự nên tiêu cái gì cần thiết hơn, thì con bạn không tự ti và khi bị bạn bè trêu chọc bé cũng sẽ biết cách ứng xử lại tốt hơn. 

Hãy dạy trẻ về tiền bạc

- Khi con hỏi liên quan tới tiền, hãy dạy con sớm về tiền bạc. Ngay cả khi con không hỏi thì bạn cũng nên dạy con về tiền bạc.

-Cho trẻ biết tiền đến từ đâu: Hãy cho biết tiền tới từ giá trị lao động. Thế nên muốn có tiền phải lao động. Trẻ cũng cần lao động trong sức và tuổi của mình chứ không phải điều gì cũng sẵn sàng có từ cha mẹ. Bạn có thể hướng dẫn con làm một số trong nhà để kiếm tiền tiêu vặt để trẻ biết rằng kiếm tiền là việc không dễ dàng.

- Hướng dẫn trẻ cách sử dụng tiền: Bước đầu tiên trong việc dạy trẻ tiêu tiền hợp lý là để trẻ phân biệt được sự khác biệt giữa "cần" và "muốn". Trẻ thường muốn trước khi cần. Thế nên hãy phân tích cho hon hiểu đó là con thích nhưng con đã thực sự cần chưa, dùng làm gì... Từu đó trẻ sẽ hình dung được cách tiêu tiền có ý nghĩa hơn.

- Cha mẹ nên cho con khoản tiền tiêu vặt hàng tháng và để con phân bổ chi tiêu có sự hướng dẫn của cha mẹ để con biết tập kế hoạch, thay vì cho con từng ngày. 

Tiền bạc vô cùng quan trọng trong đời sống. Quan điểm về tiền còn quan trọng hơn vì nó ảnh hưởng tới tư duy sống và ứng xử của con sau này. Vì thế hãy cẩn trọng khi nói với con về tiền và khi đối xử với con liên quan tới tiền.

Tác giả: An Nhiên