Cây xuyến chi, nhiều nơi gọi là hoa cứt lợn, cây cỏ đĩ mọc tua tủa ở lề đường, lối đi, đất hoang... Với người Việt Nam chúng là loại cỏ mọc dại không có tác dụng với số đông. Hoa của chúng tương đối xinh xắn nhưng nhanh tàn nên không được mang về trưng bày. Với một số người làm trong ngành y và được lưu truyền kinh nghiệm dân gian thì biết công dụng của loài cỏ này.
Xuyến chi nhiều công dụng cho sức khỏe
Loài cỏ này mọc cao dài, tương tự cây tầm bóp, cây lu lu thường bị người dân cắt bỏ vì chúng mọc rất nhanh. Nhưng cũng vì đặc điểm này mà loài cây này từng được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã thúc đẩy trồng cây xuyến chi ở châu Phi vì dễ canh tác và có thể sử dụng làm rau ăn để tăng cường chống đói và tăng cường rau cho dân châu Phi.
Theo Đông y, xuyến chi là một vị thuốc có vị đắng, tình mát, hơi cay nhẹ. Xuyến chi giúp thanh nhiệt giải độc, trị côn trùng cắn, trị sưng viêm lở loét ngoài da. Hoa lá xuyến chi đều có thể dùng được. Cây xuyến chi có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe bao gồm:
Xuyến chi giúp ngăn chặn bệnh đường tiêu hóa, phơi khô uống như trà giúp tăng cường tiêu hóa giảm táo bón tiêu chảy.
Những người bị sốt cao dùng xuyến chi nấu nước uống và giã đắp vào bàn chân giúp thuyên giảm tình trạng này.
Khi bị côn trùng đốt, giã rau xuyến chi đắp vào có thể giúp giảm cơn đau nhức.
Những người đau nửa đâu, vàng da, mệt mỏi, gan nóng, mẩn ngứa thì dùng xuyến chi phơi khô hãm lấy nước uống cũng hỗ trợ giảm bệnh.
Chế biến xuyến chi thành món ăn
Vì những công dụng như trên nên xuyến chi hoàn toàn có thể trở thành thảo dược tự nhiên trong gia đình, từ phơi khô làm trà tới hái đọt non về nấu ăn. Một vài món ăn đơn giản từ xuyến chi lại rất ngon miệng:
Xuyến chi luộc chấm mắm trứng
Hái ngọn non xuyến chi về luộc tương tự luộc cây tầm bóp, rau lang. Xuyến chi dễ chín nên chỉ cần luộc nhanh trong nước sôi để rau không bị mềm. Dằm trứng luộc vào nước mắm làm nước chấm là được món ăn dân dã. Rau xuyến chi có vị ngăm ngăm đắng tương tự tầm bóp.
Xuyến chi xào tỏi
Xuyến chi hái đọt và lá non rửa sạch. Tỏi bằm nhuyễn, Phi thơm một phần tỏi rồi cho xuyến chi vào đảo nhanh tay, nêm nếm gia vị cho đều và thêm phần tỏi tươi còn lại là được món chi xào tỏi. Có thể xào xuyến chi cùng với thịt bò, hoặc tôm nõn.
Canh xuyến chi thịt bằm/mọc
Bạn có thể nấu xuyến chi với thịt bằm hoặc mọc tương tự canh lá ớt, canh rau cải xanh. Nấu nước sôi, nặn mọc thả vào nồi. Sau đó cho rau xuyến chi thái nhỏ, hoặc để ngọn ngắn (tùy theo thói quen của gia đình). Nấu sôi trở lại, nêm nếm gia vị là được tô canh rau xuyến chi đặc biệt giúp thanh nhiệt giải độc ngày hè.
Lưu ý cách dùng rau xuyến chi an toàn:
Xuyến chi mọc dại rất nhiều ở đất hoang nên hái những ngọn non. Tuy nhiên vào mùa phun thuốc trừ sâu của nông dân thì bạn nên chú ý không hái vì có thể chúng bị lẫn thuốc trừ sâu.
Vì tính thanh nhiệt giải độc nên phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn rau này.
Xuyến chi có đặc tính hút khí độc rất tốt nên không ăn những cây ở nơi gần nhà máy, nơi gần bãi rác nhiều chất thải vì chúng sẽ hút nhiều khí độc, kim loại nặng vào trong thân cây.
Tác giả: An Nhiên
-
Loại rau ăn được cả rễ, bổ ngang nhân sâm, quý hơn tổ yến, ngoài chợ bán 5 nghìn/bó
-
Người phúc mỏng, tuổi thọ ngắn thường có 4 dấu hiệu này khi đi bộ: Ai không có thật đáng chúc mừng
-
Những người trẻ lâu, trường thọ, quan trọng nhất là thực hiện ăn sáng như thế này, ai cũng có thể áp dụng theo
-
Đi chợ thấy 7 loại cá này mau mua ngay: Giá rẻ, không lo tăng trọng lại bổ ngang nhân sâm, tổ yến
-
Loại hạt giàu canxi không kém sữa bò, hỗ trợ hạ huyết áp, hạ mỡ máu