Mẹ sau sinh bao lâu thì được ăn ốc: 2 món từ ốc ăn 'vô tư' cũng không sợ 'lạnh bụng', ảnh hưởng sữa

( PHUNUTODAY ) - Nhiều chị em thắc mắc sau sinh bao lâu được ăn ốc? Nếu bạn vừa sinh con xong và muốn ăn ốc trở lại thì hãy tham khảo bài viết dưới đây!

Phụ nữ sau sinh bao lâu được ăn ốc?

Dù là phụ nữ mang thai hay sau sinh thì việc ăn ốc cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa. Theo quan niệm dân gian bà bầu ăn ốc thì con ra đời hay bị chảy dãi còn phụ nữ sau khi sinh ăn ốc sẽ bị lạnh bụng và ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khi đang cho con bú mà ăn ốc có thể khiến bé bị tiêu chảy do ốc có tính hàn gây lạnh bụng của bé. Còn với các mẹ sinh mổ, sau sinh ăn ốc có thể ảnh hưởng đến vết mổ.

Đứng trên phương diện y khoa, việc kiêng cữ ốc với phụ nữ sau sinh là không cần thiết. Tuy nhiên theo các chuyên gia sức khỏe điều này không hoàn toàn đúng, tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ và từng bé hoặc số lượng ốc mẹ nạp vào cơ thể nhiều hay ít mà thôi.

Chỉ cần 1 chế độ ăn khoa học, ăn vừa phải còn giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Trong ốc có chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B2 cùng khoáng chất như sắt, canxi...

Theo các chuyên gia, một số bà đẻ có tiền sử dị ứng hải sản nói chung thì nguy cơ bé cũng dị ứng là rất cao. Suy ra, chị em phụ nữ sau khi sinh đang cho con bú ăn ốc cũng cần phải hết sức cảnh giác. Lời khuyên là hãy để bé cai sữa xong các mẹ mới nên “thử” ăn ốc lại nhé!

Còn đối với những trường hợp sau khi sinh thường ăn ốc, chị em chỉ cần đợi khoảng 6 – 8 tuần để tránh việc lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

Còn với phụ nữ sinh mổ, nên kiêng ốc cho đến khi vết mổ lành lại, nếu ăn ốc khi còn chưa lành vết thương có thể dẫn đến sẹo lồi.

Một số lưu ý khi ăn ốc

Khi cơ thể đã khỏe, nếu có ý định ăn ốc sau khi sinh chị em cần chú ý tới những vấn đề sau:

– Nên chế biến và ăn ốc tại nhà chứ không nên ăn ngoài hàng quán. Điều này để đảm bảo chắc chắn là món ốc đã được làm sạch, hạn chế tối đa vi khuẩn gây bệnh.

– Chọn ốc còn tươi, nên ngâm với nước vo gạo vài tiếng trước khi chế biến để ốc nhả hết phần đất cát trong miệng.

– Không nên ăn quá nhiều ốc cùng lúc. Bất kể là sau khi sinh ăn ốc móng tay, ốc nhồi, ốc bươu hay một loại ốc nào khác cũng dễ bị lạnh bụng, đầy hơi. Chưa nói tới bà đẻ mà người bình thường ăn nhiều ốc cũng cần phải dè chừng. Mỗi tuần 1 – 2 lần và mỗi lần 1 bát ốc nhỏ là số lượng cần và đủ cho các mẹ.

Các mẹ có thể chế biến ốc thành các món ăn sau đây để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể:

Ốc đắng xào cay

Bạn hãy chuẩn bị 1 kg ốc đắng, các loại gia vị như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu nhạt, sốt cà chua, nước tương, muối ăn, dầu ăn, củ sả, lá chanh…

Sau khi ngâm ốc trong nước vo gạo, bạn hãy chế biến món ăn này như sau:

– Chặt bỏ đỉnh nhọn của ốc bằng dao để khi ăn có thể dễ lấy ruột ốc hơn.

– Phi tỏi thật thơm, cho các loại gia vị vào xào qua. Tiếp tục cho ốc vào rồi nhanh tay đảo cho ốc bám đầy gia vị.

– Đổ hai chén nước vào chảo, sau đó đậy nắp chảo và chờ 10 phút cho nước sôi.

– Khi ốc chín cho thêm rau răm hoặc rau quế thơm cho món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn.

Ốc bươu nướng tiêu xanh

Chuẩn bị 1 kg ốc bươu, 200 gam tiêu xanh, các loại gia vị như ớt, tỏi, tiêu, đường, giấm, muối, nước mắm, lá chanh, cây sả, rau răm…

Sau khi ngâm ốc bươu với nước vo gạo để làm sạch ốc, bạn thực hiện theo các bước sau:

– Cho ốc vào nồi luộc cùng một ít lá chanh và sả.

– Ướp ốc với 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh giấm, 1 muỗng cà phê ớt băm, nửa muỗng canh tiêu.

Để không làm ảnh hưởng tới sữa cho con bú thì bạn có thể giảm lượng ớt, tiêu nếu cần thiết.

– Sau 15 phút ướp bạn có thể cho ốc lên bếp nướng. Khi thấy thịt ốc chín tới bạn hãy mang ốc ra và thưởng thức. Không nên để ốc trên bếp nướng lâu hơn vì sẽ làm chúng cứng và không ngon.

Tác giả: Vũ Ngọc