Nếu trong bếp nhà bạn còn loại chảo này thì ung thư đang đến rất gần, bỏ ngay không hối hận

( PHUNUTODAY ) - Có nhiều người nghĩ rằng chiếc chảo đó dùng vẫn tốt vì sao phải bỏ mà không biết rằng chúng chính là thủ phạm gây ung thư

Thiết bị nồi chảo trong bếp thường có "tuổi thọ" cao nhưng tuổi sử dụng có hạn. Tuổi thọ ở đây ý nói là chúng vẫn có công dụng chứa đựng không nát, thủng, méo, vì chúng bằng kim loại. Nhưng hạn sử dụng là ý chỉ dùng nó mà không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe người dùng.

Bếp là không gian chăm sóc sức khỏe gia đình, người xưa nói bệnh từ miệng vào, nên việc nấu nướng ăn uống vô cùng quan trọng với cơ thể. 

Chính vì những chiếc chảo bằng kim loại thường rất lâu thủng, móp, nát nên nhiều gia đình cho rằng có thể dùng chúng cả đời. Tuy nhiên những chiếc chảo có hạn sử dụng, đặc biệt với chảo chống dính. Khi chảo xuất hiện các dấu hiệu dưới đây chúng tỏ chúng đã "hết hạn" như là: chảo đã bị trầy xước, chảo đổi màu, chảo bị bong hết lớp chống dính... thì đó là lúc nó cần được thay mới.

Chảo thông thường bằng nhôm không có lớp chống dính khi bị xước dùng lâu cũng có thể gây hại nhưng chảo chống dính thì còn nguy hiểm hơn. 

Những vết xước trên chảo chống dính rất nguy hiểm. Trên bề mặt của chảo chống dính thường được phủ một lớp Teflon. Chất này tạo thành một bề mặt trơn tuột như sáp, dễ lau chùi hơn nên giúp không dính thức ăn vào khi chiên xào nấu. Teflon là vật liệu vô cùng thông dụng trong cuộc sống, nhưng độ bền lại không cao. Sau thời gian sử dụng, teflon có thể mòn, trầy xước...

Nêu chúng ta nấu ăn ở nhiệt độ cao, teflon của chảo có thể phát sinh độc chất như perflurooctanoic acid (PFOA), Perfluoisobutylene... Những chất này thông qua thức ăn vào cơ thể có thể gây tức ngực, khó thở, thậm chí là ung thư, sẩy thai. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cũng đã dán nhãn gây ung thư cho axit perfluorooctanoic (PFOA).

Do đó theo các chuyên gia khi bề mặt chảo chống dính bị trầy xước, biến dạng thì không nên dùng chúng nữa vì chúng vừa gây ảnh hưởng tới mùi vị thức ăn vừa không tốt cho sức khỏe. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, chỉ 1 vết xước trên chảo chống dính có thể khiến 9100 hạt vi nhựa bị bung ra và ngấm vào thực phẩm. Khi ăn vào sẽ để lại hậu quả khôn lường với sức khỏe.

Cách dùng chảo chống dính an toàn:

Hạn tối đa khi chảo chống dính không bị xước là 5 năm. Còn nếu chúng đã bị xây xước thì dù mới mua dùng cũng không an toàn nữa. Nếu bạn sử dụng chúng hàng ngày hoặc dùng 3-4 lần/tuần, hãy đảm bảo thay chảo chống dính sau mỗi 4-5 năm để đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe.

Chảo chống dính khi mới mua về nên được nấu bằng nước sôi để làm sạch lớp dầu thừa trong quá trình sản xuất.

Chảo chống dính sau khi dùng xong nên được làm sạch và treo lên cho khô ráo. 

Nên lau khô cho dầu vào chảo rồi đun trên bếp tránh đun nóng chảo mới cho dầu sẽ nhanh làm bong tróc lớp chống dính này. Hơn nữa khi nấu xong không được cho nước lạnh đột ngột vào chảo đang nóng vì sẽ làm cho lớp chống dính nhanh bong tróc hơn. 

Trong quá trình chế biến đồ ăn bằng chảo chống dính hãy để lửa nhỏ, lửa vừa và hạ nhiệt độ xuống nếu chảo quá nóng hoặc bốc khói.

Khi sắp xếp tránh việc để các chảo chống dính chồng đè lên nhau sẽ gây ra trầy xước nhiều hơn

Tuyệt đối không dùng dụng cụ sắc nhọn để rửa chảo chống dính.

Tương tự chảo chống dính thì nồi cơm chống dính cũng không nên được dùng khi lòng nồi bị bong tróc trầy xước, bởi chúng cũng sẽ sản sinh ra những chất gây hại cho cơ thể. 

Theo chuyên gia dinh dưỡng Ann Louise Gittleman, để tránh hoàn toàn hóa chất, bạn có thể sử dụng chảo gang hoặc chảo thép không gỉ. Ưu điểm của chảo gang đó là dễ vệ sinh, đa năng, giá thành rẻ, nhưng nhược điểm là khá nặng. Chảo bằng thép không gỉ thì chịu được nhiệt độ cao, thích hợp cho việc xào và chiên thịt, nhưng nhược điểm là chảo dễ bị cháy nếu nhiệt độ quá cao, khi đó chảo có thể khó được làm sạch.

Ngày nay nhiều gia đình có xu hướng không mua chảo chống dính mà dùng sang các loại chảo thông thường. Khi chiên rán có thể lót lá chuối vào chảo, cho ngập dầu và thêm chút muối để chiên cũng sẽ không bị dính sát chảo.

Tác giả: An Nhiên